+Aa-
    Zalo

    70.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý II/2023

    (ĐS&PL) - Uớc tính trong quý II/2023 có hơn 70.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đến kỳ đáo hạn, trong đó, nhóm bất động sản chịu áp lực đáo hạn lớn nhất, sau đó là nhóm tài chính ngân hàng.

    Tri thức trực tuyến đưa tin, báo cáo của Công ty CP Chứng khoán VNDirect về thị trường trái phiếu ước tính trong quý II/2023, sẽ có hơn 70.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đến kỳ đáo hạn, tăng 127% so với quý I.

    Trong đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản chịu áp lực đáo hạn cao nhất, chiếm gần 40% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong quý II/2023. Nhóm tài chính ngân hàng có tỷ trọng trái phiếu đáo hạn lớn thứ 2 (chiếm hơn 37%).

    Đáng chú ý, trong quý III, VNDirect ước tính sẽ có thêm 83.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn. Sau giai đoạn thách thức này, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ giảm về mức 61.000 tỷ đồng quý IV.

    trai phieu
    70.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý II/2023

    Theo báo Tiền phong, nhận định về triển vọng thị trường trong quý II, các chuyên gia phân tích tại VNDirect cho rằng, với một số quy định nới lỏng cho hoạt động phát hành trái phiếu được đưa ra tại Nghị định 08/2023, thị trường có thể vẫn ghi nhận những đợt phát hành riêng lẻ với mục đích cơ cấu nợ nội bộ giống như những đợt phát hành của một số doanh nghiệp thực hiện cuối tháng 3.

    Tuy nhiên, để thị trường có thể phục hồi bền vững thì cần có thêm những giải pháp đồng bộ khác để khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư và giải quyết được vấn đề mất thanh khoản như hiện nay của thị trường.

    Các giải pháp được VNDirect đề cập là các doanh nghiệp bất động sản phải nỗ lực tái cơ cấu, tái cấu trúc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thực của thị trường, có biện pháp xử lý hàng tồn kho nhằm thu tiền về để giải quyết những khó khăn hiện tại về dòng tiền. Cơ quan quản lý cần có phương án đẩy nhanh giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản.

    Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần xem xét nới lỏng các điều kiện để cho phép các định chế tài chính lớn (bao gồm các ngân hàng) có thể tham gia sâu hơn vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp với vai trò tạo thanh khoản trên thị trường, đồng thời cho phép các ngân hàng phát triển các hình thức bảo lãnh thanh toán để dần khôi phục niềm tin cho nhà đầu tư.

    Theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đến ngày 5/3, đã có khoảng 46 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp. VNDirect ước tính, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp này vào khoảng 121.100 tỷ đồng, chiếm gần 12% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp toàn thị trường. Trong đó, riêng nhóm các doanh nghiệp bất động sản chậm thanh toán đã chiếm 10% dư nợ toàn hệ thống.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/70-000-ty-dong-trai-phieu-dao-han-trong-quy-ii-2023-a570899.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan