+Aa-
    Zalo

    8 nhóm người thèm đến mấy cũng không nên ăn dứa

    (ĐS&PL) - Dứa thơm ngon và giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể thoải mái ăn loại quả này.

    Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng

    Men bromelin - một loại enzym trong quả dứa có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, rất nhiều người dị ứng loại men này.

    Sau khi ăn dứa khoảng 15 phút hoặc lâu hơn, men bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn có thể gây khó thở…

    Các trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở người có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

    Người bị tiểu đường, béo phì, huyết áp cao

    Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng, nếu ăn nhiều dứa thì sẽ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì. Người bị bệnh tiểu đường muốn ăn dứa nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

    Bệnh nhân huyết áp cao cũng nên hạn chế ăn loại quả này. Nhóm người này ăn nhiều dứa thì dễ gặp hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng và tăng huyết áp.

    8 nhom nguoi them dua den may cung khong nen an keo hai than
    Người bị tiểu đường, huyết áp cao, viêm răng, mắc bệnh dạ dày... không nên ăn dứa kẻo hại sức khỏe. Ảnh minh họa

    Người đang uống thuốc điều trị bệnh

    Dứa chứa một loại enzyme tên bromelain có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Theo khuyến cáo của các bác sĩ ở Trung tâm y tế thuộc Đại học Maryland, nếu đang uống thuốc kháng sinh, chống đông máu, chống co giật, thuốc làm loãng máu, trầm cảm hoặc mất ngủ thì không nên ăn dứa.

    Người bị viêm răng, lở loét khoang miệng

    Chất glucoside trong dứa tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, ăn quá nhiều còn gây tê bì ở lưỡi, cổ họng. Vì thế, những người bị viêm răng, lở loét khoang miệng nên hạn chế ăn dứa. Ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều một lúc.

    Người bị bệnh dạ dày

    Dứa chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao và khó chịu.

    Bạn lưu ý không nên ăn dứa khi đang đói vì các chất hữu cơ và bromelin có trong loại quả này tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, có thể ảnh hưởng đến dạ dày, khiến cơ thể khó chịu.

    Người dễ bốc hỏa

    Sau khi ăn dứa khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng, nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì thấy nóng bừng và nổi mẩn. Tình trạng này gọi là hiện tượng bốc hỏa. Nếu từng gặp tình trạng này một lần thì cần cẩn trọng khi ăn dứa, tốt nhất nên ăn ít để thăm dò.

    Người hen phế quản, viêm mũi họng, có bệnh chảy máu

    Dứa chứa một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh, vì thế khi ăn nhiều bạn thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy.

    Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều, tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn.

    Bên cạnh đó, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.

    Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

    Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra, bromelain trong quả dứa có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Những quả dứa xanh có tỷ lệ chất bromelain rất cao.

    Bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ gây sẩy thai. Ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy, là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/8-nhom-nguoi-them-den-may-cung-khong-nen-an-dua-a572590.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan