+Aa-
    Zalo

    Bộ Công Thương thông tin việc chưa huy động điện tái tạo chuyển tiếp mà phải nhập khẩu điện

    (ĐS&PL) - Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) vừa phát đi thông báo về quá trình đàm phán điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp và vấn đề Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc.

    Chưa huy động điện tái tạo chuyển tiếp do thiếu hồ sơ

    Báo Tuổi trẻ thông tin, tính đến ngày 26/5, đã có 52/85 nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Tổng công suất các nhà máy này là 3.155MW (chiếm tỷ lệ 67%) .

    Trong đó, 42 nhà máy với tổng công suất 2.258,9MW đã và đang tiến hành thỏa thuận giá điện với EVN; 36 nhà máy với tổng công suất 2.063,7MW đề xuất giá điện tạm bằng 50% khung giá để làm cơ sở huy động. 

    Đến nay vẫn còn 33 nhà máy điện với tổng công suất 1.581MW chưa gửi hồ sơ đàm phán (chiếm tỉ lệ khoảng 33%).

    Hiện có thêm 17 nhà máy điện chuyển tiếp đang được EVN hoàn thiện thủ tục để trình Bộ Công Thương phê duyệt.

    bo cong thuong thong tin viec chua huy dong dien tai tao chuyen tiep ma phai nhap khau dien

    Chỉ 18/85 nhà máy được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

    Cục Điều tiết điện lực cũng cho biết, có nhiều chủ đầu tư vi phạm các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng… Do đó, các dự án này chưa đáp ứng các thủ tục pháp lý, chưa thể đàm phán giá với EVN. 

    Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3/2023, nhưng sau 2 tháng vẫn không bổ sung được.

    Trong khi đó, theo Luật Điện lực, các dự án điện trước khi được đưa vào khai thác cần được cấp giấy phép hoạt động điện lực. 

    Tuy nhiên, theo thống kê, tính đến ngày 23/5 mới chỉ có 18/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp (chiếm khoảng 18,8%) đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

    Đối với 19 nhà máy điện đã thống nhất giá tạm thời, có 13 nhà máy điện đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực. 

    Trong đó, 12 nhà máy điện được cấp với toàn bộ công suất theo quy hoạch, một nhà máy điện gió mới được cấp phép một phần. Tuy vậy, có đến 12 dự án chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán giá, nhưng chưa nộp hồ sơ cấp phép (gồm 11 dự án điện gió, một dự án điện mặt trời).

    Từ số liệu về giấy phép hoạt động điện lực được nêu trên, Bộ Công Thương cho rằng việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý còn chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Từ đó dẫn tới việc chậm trễ trong khâu chuẩn bị và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.

    Nhập khẩu điện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

    Liên quan đến công tác nhập khẩu điện, theo Bộ Công Thương, nguồn cung ứng điện miền Bắc đối mặt với nhiều thách thức. Bởi lẽ hiện giờ đang trong cao điểm mùa khô, lưu lượng nước về của các nhà máy thủy điện tiếp tục kém, tình hình nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than có nhiều khó khăn.

    Do đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN phải tăng cường huy động các nguồn điện sẵn có để bổ sung cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện, thông tin trên VTV.

    Theo cơ quan này, việc nhập khẩu điện là chiến lược dài hạn dựa trên các mối quan hệ chính trị - kinh tế của Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn của quốc gia và được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia từng thời kỳ. 

    "Việc nhập khẩu điện được tính toán kỹ lưỡng các kịch bản nhằm đảm bảo việc nhập khẩu tỉ trọng nhỏ, đảm bảo tự chủ, an ninh năng lượng quốc gia và phù hợp với các điều kiện quan hệ chính trị - kinh tế -  thương mại với các nước trong khu vực", Bộ Công Thương nêu rõ.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-cong-thuong-thong-tin-viec-chua-huy-dong-dien-tai-tao-chuyen-tiep-ma-phai-nhap-khau-dien-a576713.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan