+Aa-
    Zalo

    Bộ Y tế: Việt Nam là một thị trường hấp dẫn cho ngành mỹ phẩm

    (ĐS&PL) - Hiện nay, Việt Nam được xem là thị trường hấp dẫn cho ngành mỹ phẩm, đặc biệt là những sản phẩm thiên nhiên.

    Việt Nam hấp dẫn ngành mỹ phẩm

    Thời gian qua, kinh tế Việt Nam có những bước tiến lớn, giữ được đà tăng trưởng, ổn định lạm phát, thu nhập  bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên. Đi kèm với đó là nhu cầu làm đẹp, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm của người Việt cũng có xu hướng gia tăng. Với dân số khoảng 100 triệu người, đứng thứ 12 trên thế giới về dân số, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng đối với các nhà sản xuất và phân phối mỹ phẩm.

    Phát biểu tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp (Vietnam Beautycare Expo 2024) chiều 19/4, TS. Chu Quốc Thịnh, Trưởng phòng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) cho biết, giai đoạn 2020 đến đầu 2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành mỹ phẩm phải đối mặt với tác động của một số gián đoạn đối với chuỗi cung ứng và áp lực lạm phát. Tuy nhiên, hiện tại ngành mỹ phẩm đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.

    Theo khảo sát đánh giá của EuroMonitor International (Tập đoàn nghiên cứ thị trường của Anh, nghiên cứu thị trường trên 80 nước), quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng lớn với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6%/năm, từ 2 tỷ USD năm 2016 lên đến gần 2,7 tỷ USD năm 2021 và dự đoán đến năm 2026, tổng doanh thu ngành hàng mỹ phẩm lên tới 3,5 tỷ USD.

    TS. Chu Quốc Thịnh, Trưởng phòng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế)

    TS. Chu Quốc Thịnh, Trưởng phòng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế)

    “Điều này cho thấy thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trở thành một thị trường nhiều tiềm năng và sức hút. Hàng nghìn thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau như mở văn phòng đại diện, đặt đại lý, nhà phân phối bán hàng, thành lập công ty và xây dựng nhà máy sản xuất. Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Một số thương hiệu mỹ phẩm sản xuất trong nước cũng tạo dựng được một vị thế nhất định và xuất khẩu ra nước ngoài”, TS Thịnh cho hay.

    Ngoài ra, theo dữ liệu thống kê số phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được công bố tại Cục Quản lý Dược và các Sở Y tế, trong 8 năm từ 2015-2022, tổng số Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là 296.116 phiếu trong đó mỹ phẩm nhập khẩu chiếm 70% về số lượng.

    Công nghiệp mỹ phẩm còn non trẻ

    Theo EuroMonitor International, mỹ phẩm nhập khẩu đạt 1,036 tỷ USD năm 2021 với tốc độ tăng trung bình 11%/năm. Năm 2021, thị phần mỹ phẩm nhập khẩu từ 17 quốc gia chiếm 97% trong đó đứng đầu là Singapore (33%) ; Thái Lan (12%) ; Hàn Quốc (10%) ; Mỹ (9%), Trung Quốc (8%)...Xét về số lượng Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu  thì Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản là quốc gia có nhiều sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam. 

    “Tuy nhiên, ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp non trẻ, nhiều hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ dây chuyền sản xuất chưa hiện đại. Đến nay, tổng số cơ sở sản xuất trong nước 965 cơ sở tuy nhiên chỉ 35 cơ sở sản xuất trong nước đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm của Asean. 

    Cùng với đó, với chiến lược truyền thông mạnh, các doanh nghiệp mỹ phẩm nước ngoài đã chiếm lĩnh thị phần lớn. Vì thế, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 30% số lượng sản phẩm mỹ phẩm được công bố nên chỉ có thể trụ lại ở phân khúc giá rẻ”, ông Thịnh nhấn mạnh.

    Nhiều bạn trẻ đã có mặt từ sớm để tham quan và tìm hiểu những sản phẩm tốt, đặc biệt là những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

    Nhiều bạn trẻ đã có mặt từ sớm để tham quan và tìm hiểu những sản phẩm tốt, đặc biệt là những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

    Thêm nữa, các nhà đầu tư ngoại đang hướng về Việt Nam với nhiều dự án sản xuất và mở rộng hệ thống phân phối mỹ phẩm. Các thương hiệu mỹ phẩm Việt, do đó đang rơi vào tình trạng bị thu hẹp đáng kể thị phần tiêu thụ. Thêm vào đó, ngành Mỹ phẩm đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu về môi trường, an toàn và chất lượng sản phẩm.

    Trưởng phòng Phòng Quản lý Mỹ phẩm cho rằng, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, ngành làm đẹp nói chung, ngành mỹ phẩm nói riêng vẫn còn nhiều cơ hội. Theo dự báo, năm 2024 và những năm tiếp theo thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ.

    Theo EuroMonitor International, thực tế, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 6% và dự báo năm 2026 đặt 3,5 tỷ USD, điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường này.

    Tuy nhiên, để phát triển, doanh nghiệp cần cần chú trọng đến: Chất lượng sản phẩm, tính nền vững, đổi mới công nghệ và tiếp cận khách hàng thông qua các kênh trực tuyến. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh và duy trì sự linh hoạt, thay đổi phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

    Đối với các thương hiệu mới muốn gia nhập thị trường, nên tập trung vào việc xây dựng lòng tin và tạo dựng uy tín trong mắt khách hàng bằng cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên và các thành phần an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Đồng thời, việc đưa ra thông tin chính xác về sản phẩm và những lợi ích của nó cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

    Hiện nay, xu hướng thị trường đang chuyển đổi sang sản phẩm organic, sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Vì vậy, các thương hiệu cần tìm cách cập nhật và phát triển sản phẩm của mình để đáp ứng được nhu cầu này. Các nhà sản xuất phải không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải tìm cách tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.

    Triển lãm thu hút 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu trong ngành làm đẹp

    Triển lãm thu hút 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu trong ngành làm đẹp

    Ông Park Junwoo, Giám đốc đại diện phân phối độc quyền Cucomin Hàn Quốc tại thị trường châu Á cho biết, nhu cầu về sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tại Việt Nam ngày càng tăng và người tiêu dùng Việt rất coi trọng chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm. Thông qua triển lãm lần này, ông mong muốn sẽ đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bo-y-te-viet-nam-la-mot-thi-truong-hap-dan-cho-nganh-my-pham-a415257.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan