+Aa-
    Zalo

    Cách sử dụng mỳ tôm an toàn cho bà bầu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhiều nghiên cứu cho biết, mỳ tôm chứa nhiều phụ chất không tốt cho phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên, nếu bà bầu quá "nghiện" món này, hãy chú ý những điều sau.

    (ĐSPL) - Nhiều nghiên cứu cho biết, mỳ tôm chứa nhiều phụ chất không tốt cho phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên, nếu bà bầu quá "nghiện" món này, hãy chú ý những điều sau.

    Bác sĩ Lê Lan chia sẻ trên tờ Khám phá, mỳ tôm là món ăn nhanh thường có cách chế biến rất nhanh, gọn  và thuận tiện. Tuy nhiên, một suất mì ăn liền không thuộc nhóm thức ăn lành mạnh và cân bằng. Thành phần của mì chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương vị... Nhưng nhìn chung, mỳ tôm lại thiếu vitamin, protein, chất xơ, khoáng chất… Đặc biệt, mì ăn liền còn mặn và có thể dẫn tới cao huyết áp nếu ăn từ ngày này sang ngày khác.

    Bà bầu không ăn nhiều mỳ tôm. Ảnh minh họa. 

    Mỳ tôm không phải là món ăn được khuyên dùng cho bà bầu, vì nó không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, nhiều bà bầu có sở thích ăn món ăn này. Vì vậy, để an toàn, hãy chú ý những điều dưới đây khi sử dụng mỳ tôm.

    - Không ăn quá nhiều và thường xuyên

    - Giảm lượng muối: Chỉ nên nêm một nửa các gói gia vị đi kèm với mỗi gói mì.

    - Để có món mì dinh dưỡng: Thêm các thành phần khác vào bát mì như quả trứng luộc, thịt gà nấu chín, rau lá xanh như rau cải hay các loại rau khác, cải bắp, cà chua, đậu Hà Lan...

    Video: Giáo sư Xoay chia sẻ cách nấu món mì trứng thật ngon.

    Những loại rau bà bầu nên hạn chế khi ăn với mỳ ăn liền

    Rau sam: Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, không nên ăn mỳ tôm với rau sam, vì rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

    Ngải cứu: Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.

    Rau ngót: Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Trong rau ngót có chứa Papaverin, nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.

    Rau răm: Việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

    KHÁNH HÀ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-su-dung-my-tom-an-toan-cho-ba-bau-a88138.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phun xăm môi: Chưa đổi mệnh đã gặp họa

    Phun xăm môi: Chưa đổi mệnh đã gặp họa

    (ĐSPL) - Đánh vào yếu tố nhân tướng học, nhiều cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ rầm rộ quảng cáo phun xăm môi giúp đổi mệnh cho chị em phụ nữ và cả nam giới. Thực hư của việc cải