+Aa-
    Zalo

    Cẩn trọng trước những tin nhắn giả mạo ngân hàng để lừa đảo dịp cuối năm

    • DSPL
    ĐS&PL Để tránh trở thành nạn nhân của các thủ đoạn giả mạo ngân hàng để lừa đảo dịp cuối năm, người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không bấm vào các đường link, tên miền lạ, không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai.

    Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, đây là thời điểm nhu cầu sử dụng các dịch vụ các ngân hàng tăng cao. Vì vậy, nhiều kẻ gian đang lợi dụng khoảng thời gian này để thực hiện những chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

    can trong truoc nhung tin nhan gia mao ngan hang de lua dao dip cuoi nam dspl
    Cần cẩn trọng trước những tin nhắn giả mạo thương hiệu, lừa đảo dịp cuối năm. Ảnh minh họa

    Cụ thể, kẻ xấu giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brand Name) để gửi tin nhắn cho khách hàng.

    SMS Brand Name là tin nhắn thương hiệu, được các tổ chức, cá nhân đăng ký độc quyền tại các nhà mạng viễn thông và sử dụng làm dịch vụ gửi tin nhắn hàng loạt đến các khách hàng, để chăm sóc khách hàng, quảng bá hình ảnh, thông báo nội dung, chính sách mới… Theo nguyên tắc, khi tin nhắn Brand Name đã được đăng ký tại các nhà mạng thì các tổ chức, cá nhân khác không được phép đăng ký trùng tên thương hiệu.

    Thông thường, tin nhắn văn bản giả sẽ hướng người dùng đến một trang web giả mạo để lừa họ đăng nhập tài khoản ngân hàng, sau đó sẽ cố lấy cắp thông tin nhạy cảm của người dùng.

    Khi có được các thông tin này, đối tượng xấu có thể kiểm soát được tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng và thực hiện các hành vi như chuyển khoản, mở thấu chi, đăng ký vay online…

    Một số kẻ xấu tận dụng cách này để nhắn tin quảng cáo trò chơi bài bạc.

    Để phòng tránh các thiệt hại gây ra bởi tấn công lừa đảo trực tuyến, các chuyên gia khuyến nghị người dùng không nên truy cập vào những link bất thường từ các tin nhắn mạng.

    Không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua tin nhắn, điện thoại, email, mạng xã hội và các trang web;... cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng.

    Cùng với đó, người dùng cũng cần thiết lập thêm mã OTP cho các tài khoản email, mạng xã hội, tài khoản ngân hàng...; trang bị phần mềm bảo mật phù hợp bảo vệ máy tính và điện thoại của mình.

    Bộ Công an khuyến cáo những người có sử dụng tài khoản ngân hàng cần lưu ý:

    Kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ Ngân hàng để phát hiện các tin nhắn giả mạo ngân hàng, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn. Lưu ý website chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng sẽ có dấu xác tín hình ổ khóa bên cạnh địa chỉ website.

    Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người có tài khoản ngân hàng có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng để kiểm tra lại thông tin hoặc nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn; phản ánh các tin nhắn giả mạo tới Ngân hàng và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Người sử dụng tài khoản ngân hàng cần thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet Banking, Smart Banking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-trong-truoc-nhung-tin-nhan-gia-mao-ngan-hang-de-lua-dao-dip-cuoi-nam-a563653.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan