+Aa-
    Zalo

    Chân dung ông lớn đứng sau các thương vụ đình đám tại thung lũng Silicon

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từng mong muốn trở thành học giả của công chúng nhưng Reid Hoffman sau này lại theo đuổi con đường kinh doanh để thực hiện giấc mơ thay đổi thế giới.

    Từng mong muốn trở thành học giả của công chúng nhưng Reid Hoffman sau này lại theo đuổi con đường kinh doanh để thực hiện giấc mơ thay đổi thế giới.

    Reid Hoffman sáng lập mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới, là nhà đầu tư ở những dự án nổi tiếng như Facebook, PayPay, Airbnb… Và mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn do ông cùng đồng sự phát triển là cầu nối cho hàng triệu nhà tuyển dụng và người tìm việc.Thống kê đến tháng 4/2017, LinkedIn có 500 triệu thành viên tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 106 triệu người dùng thường xuyên.

    Ngoài ra, Hoffman cũng là nhà đầu tư mát tay nổi tiếng tại thung lũng Silicon, được giới startup công nghệ rất yêu thích. Tài sản hiện nay của ông được Forbes ước tính khoảng 3,2 tỷ USD.

    Sau khi đồng sáng lập trang mạng định hướng kinh doanh LinkedIn, Reid Hoffman gặt hái được khá nhiều thành công. Ảnh: Getty

    Tỷ phú Hoffman sinh năm 1957 tại Palo Alto và lớn lên ở Berkeley, California, Mỹ. Bố mẹ ông đều là luật sư, đồng thời là các nhà hoạt động chính trị theo cánh tả. Năm 10 tuổi, cô giữ trẻ đã giới thiệu cho Hoffman trò chơi Dungeons and Dragons, từ đó khơi dậy trong cậu bé tình yêu với việc đề ra chiến lược và nhiệm vụ khi chơi game. Đến năm 12 tuổi, ông được một nhà làm game mời tư vấn sau khi chỉ ra những điểm không hay trong trò chơi của họ.

    Hoffman sớm có mong muốn được sống độc lập và thuyết phục bố mẹ cho gửi đến trường nội trú Putney ở Vermont. Trong chương trình học của ông có các môn như thợ rèn, làm gỗ và các kỹ năng làm nông.

    Ở một bài phỏng vấn bạn học và giáo viên của Hoffman cho tạp chí của trường Putney năm 2009, mọi người nhận xét ông là cậu bé nội tâm và thường thể hiện mặt thông minh những khi phát biểu trong các buổi học.

    Trước khi trở thành người đồng sáng lập giàu có của LinkedIn, một nhà đầu tư mạo hiểm phi thường và là tác giả của nhiều cuốn sách, Reid Hoffman từng nghiên cứu triết học tại Oxford. Ông tốt nghiệp Đại học Stanford chuyên ngành khoa học nhận thức, sau đó xuất sắc giành được học bổng thạc sỹ triết học tại Đại học Oxford.

    Reid Hoffman từng đoạt Giải thưởng EY Entrepreneur Of The Year (EOY) 2011 Mỹ - ngành công nghệ. Ảnh: Bussiness Insider

    Những tưởng Reid Hoffman sẽ theo đuổi con đường trở thành một giáo sư đại học chuyên ngành triết học - tâm lý, gắn bó cả đời với nghề viết lách nhưng với lối suy nghĩ, so với viết sách, phần mềm sẽ có thể ảnh hưởng đến nhiều người hơn, ông bất ngờ bén duyên với lĩnh vực công nghệ thông tin.

    Tháng 12/1998, Thiel ngỏ lời mời Hoffman gia nhập công ty thanh toán online PayPal do ông sáng lập. Ban đầu Hoffman tham gia hội đồng quản trị và đến năm 2000 thì chính thức dành toàn thời gian cho dự án. Hai người cùng những biểu tượng công nghệ mới nổi khác như Elon Musk và các nhà sáng lập Youtube đã tạo thành nhóm nổi tiếng mà người ta gọi là “PayPal Mafia”.

    Sau khi eBay mua lại PayPal năm 2002 với giá trị 1,5 tỷ USD, tất cả những thành viên chủ chốt của dự án đều trở thành tỷ phú và theo đuổi những sự nghiệp khác nhau với công ty riêng của mình.

    Với nỗ lực của mình, Reid Hoffman từng đoạt Giải thưởng EY Entrepreneur Of The Year (EOY) 2011 Mỹ - ngành công nghệ. Đây là giải thưởng quốc tế danh giá do EY sáng lập từ năm 1986.

    Năm 2014, Reid Hoffman được một người bạn giới thiệu vào làm tại công ty máy tính Apple. Ông phụ trách nhóm nghiên cứu về thói quen và hành vi người tiêu dùng. Hai năm sau, ông chuyển sang Fujitsu và thành lập SocialNet nhưng thất bại. Không nản chí, ông tiếp tục tham gia PayPal trước khi nó được bán cho eBay với giá 1,5 tỷ USD trong năm 2002.

    Được biết, sau  khi bán cổng thanh toán PayPal mà mình là đồng sáng lập, Hoffman tập hợp nhóm thực hiện một sản phẩm trí tuệ mới có tên là LinkedIn. Đây là một mạng xã hội và người sử dụng chủ yếu là những thành viên chuyên nghiệp. Khác với MySpace và Facebook, LinkedIn chỉ tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp hoặc các cá nhân chuyên nghiệp có nhu cầu kết nối tìm việc, tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội.

    Và một trong những sự kiện đột phá đối với  Reid Hoffman là ông lớn Microsoft  chi 26 tỉ đô để mua lại LinkedIn. Đây là một bước cờ thông minh và có mục đích khác mà ít ai biết tới: chiếm được Trái tim Thung lũng Silicon.

    Sáu tháng kể từ ngày Microsoft chi 26 tỉ đô la để mua lại LinkedIn, danh tiếng của ông lớn công nghệ đã thăng hạng đáng kể.

    Đặc biệt hơn, Microsoft vừa tuyên bố rằng đã chiêu mộ được ông chủ LinkedIn là Reid Hoffman vào đội ngũ nhân viên của họ, đây mới chính là mục đích của Satya Nadella khi mua lại LinkedIn.

    Việc chuyển mình của Microsoft sau khi mua lại LinkedIn là không thể phủ nhận. Kể từ lúc Satya Nadella bước vào Microsoft, hãng này đã có môi trường làm việc lý tưởng hơn cho người lao động.

    Reid Hoffman là một trong những người đi tiên phong, dẫn dắt thời đại kinh doanh trên mạng xã hội. Ảnh: Tim Ferriss

    Hoffman khi đó được xem là mạch máu chính cho sự phát triển của thung lũng công nghệ Silicon. Chỉ với một vài phút trò chuyện qua điện thoại, ông có thể đánh giá được sự hiểu biết của một ứng viên công nghệ. Ông cũng biết những người mới nào phù hợp cho các công ty công nghệ tại đây. Những người khởi nghiệp trẻ luôn cảm thấy dễ chịu và thân thiết khi nói chuyện cũng như làm việc cùng ông. Hoffman từng chia sẻ với Peter Thiel rằng ý nghĩa cuộc đời là làm việc chung với các mối quan hệ xã hội xung quanh ta.

    Hoffman và Nadella đã từng có một buổi gặp mặt sau khi Nadella được đề cử làm giám đốc Microsoft. Nadella chia sẻ ông đã trò chuyện với Hoffman như thể Hoffman là một lãnh đạo ở thung lũng Silicon. Hoffman đã tâm sự ông đã đối xử với Nadella như với một giám đốc của một công ty có sức ảnh hưởng lớn tới ngành công nghệ, hiện dự án.

    Với vai trò là những thành viên đầy kinh nghiệm, Hoffman sẽ là người đại sứ thân thiên của Microsoft. Trong một công ty công nghệ cứng nhắc và có phần kiêu ngạo, Hoffman đã thay mặt công ty tạo những thiện cảm tốt cho các đối tác và các nhân viên.

    Reid Hoffman là một trong những người đi tiên phong, dẫn dắt thời đại kinh doanh trên mạng xã hội và từng được nhiều người biết tới với phương châm “không mạo hiểm, không thành công”, “khác biệt hay là chết”… Ông cũng them một lần nữa khiến nhiều người suy ngẫm và khâm phục khi khẳng định: Hãy cho đi thời gian của bạn, đó chính là công thức để hạnh phúc và thành công hơn.

    Vũ Đậu (T/h) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-dung-ong-lon-dung-sau-cac-thuong-vu-dinh-dam-tai-thung-lung-silicon-a226159.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan