+Aa-
    Zalo

    Cô giáo hơn 12 năm gắn bó với những "vầng trăng khuyết"

    • DSPL
    ĐS&PL Nằm sâu và ngoắt ngoéo trong một con ngách nhỏ trên đường Kim Mã có một trường học rất đặc biệt mang tên "Trung tâm Hy Vọng". Con ngách vào trường nhỏ đến mức 2 chiếc xe máy phải đi ý tứ lắm mới tránh nổi nhau, nhưng từ năm 2010 với cô giáo Lê Thị Huyền Trang đường tới Hy Vọng đã là một hành trình quá đỗi quen thuộc.

    12.mp4

    “Bao nhiêu năm cũng có lúc mình có suy nghĩ sẽ từ bỏ công việc này, để tìm tới một công việc tốt hơn, để có thể lo cho bản thân và gia đình. Nhưng nhìn các em học sinh thiệt thòi nhiều thứ, tôi lại tự động viên mình ở lại”, đó là chia sẻ của cô giáo Lê Thị Huyền Trang mỗi khi được hỏi về cơ duyên cũng như động lực để gắn bó với công việc hiện tại.

    Tốt nghiệp trường đại học sư phạm Hà Nội chuyên ngành Giáo dục Tiểu học, thế nhưng cô Trang lại chọn gắn bó, dạy dỗ cho các trẻ em học sinh khuyết trí tuệ trong suốt hơn 12 năm qua tại Trung tâm Hy vọng. Con đường đi làm của cô quen thuộc đến độ thuộc lòng đoạn phình, khúc lõm của con ngách.

    co giao hon 12 nam danh tron yeu thuong cho tre emkhuyet tri tue00015610still005
    Cô giáo Lê Thị Huyền Trang tại lớp học

    Những ngày đầu gắn bó với lớp học, với các em học sinh đặc biệt này, là những ngày tháng nhiều khó khăn, thử thách, nhưng cũng đầy ắp kỉ niệm khó quên. Lớp học mà cô Trang phụ trách giảng dạy có hơn 15 em, Các em đều là những trẻ bị di chứng não, chậm phát triển trí tuệ. Có những trẻ đã 10 tuổi, vẫn ê a học chữ cái, học cách ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.

    “Quá trình giảng dạy ở đây rất là khó khăn, thời gian để các con tiến bộ mặt nào đó rất là lâu. Nên ngoài giờ lên lớp, giáo viên chúng tôi dạy các con những công việc cá nhân, đồng hành cùng các con, dạy hết những gì mà chúng tôi có”, cô Lê Thị Huyền Trang xúc động chia sẻ với PV Đời sống và Pháp Luật.

    Công việc giáo viên ở đây khác hoàn toàn so với các đồng nghiệp ở trường học thông thường. Một ngày của họ bắt đầu bằng đón trẻ từ 7h30 sáng, dạy dỗ trông nom, cho ăn, cho ngủ, dạy ca chiều rồi trả học sinh từ khoảng 4 giờ. Trong suốt ngần ấy thời gian ở lớp, thời gian duy nhất các cô được nghỉ ngơi là buổi trưa, đó là khi học sinh phải ngủ hết, còn nếu không các cô lại phải thức trông trẻ.

    “Nhìn ngắm các con trước khi vào trung tâm chưa biết đọc biết viết, sau đó vào Trung tâm một thời gian biết đọc biết viết thì các cô rất là vui mừng, cảm xúc như muốn vỡ òa luôn”, cô Trang nghẹn ngào chia sẻ với PV Đời sống và Pháp Luật.

    Dù công việc đầy những khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, nhưng càng tiếp xúc, càng dạy dỗ trẻ, Cô Trang lại càng danh nhiều tình thương yêu cho các em. Chính vì vậy trẻ đã dần có sự nhận biết với mọi thứ xung quanh, có thể tự phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bản thân.

    “Cháu nhà nhà tôi theo học tại Trung tâm cũng được mười mấy năm rồi. Trước khi vào học thì cháu rất chậm. Sau một thời gian con tiến bộ hơn rất nhiều”, chị Nguyễn Hà Phương, phụ huynh học sinh cho hay.

    “Tôi rất là tin tưởng các cô ở đây, cháu về nhà biết đọc biết viết, tiến bộ trông thấy”, bà Nguyễn Thúy Loan, phụ huynh học sinh cho biết.

    Hơn 12 năm dạy dỗ trẻ em khuyết trí tuệ, dìu dắt nhiều thế hệ học trò, nhìn thấy các em dần tiến bộ là điều khiến cô Trang vui mừng và cảm thấy rất hài lòng với công sức mình bỏ ra, với những nỗ lực cố gắng của bản thân cô được đền đáp bằng sự trưởng thành, nụ cười hạnh phúc của các em và người thân.

    Nông Thảo Ly

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/co-giao-hon-12-nam-gan-bo-voi-nhung-vang-trang-khuyet-a557835.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan