+Aa-
    Zalo

    Đa sắc màu trong Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình

    • DSPL
    ĐS&PL Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu xuân năm mới, tại vùng đất cổ Mường Bi, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình đã diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Bi tỉnh Hoà Bình năm 2023.

    Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường ở Hòa Bình hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa, Thuống tồng là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình.

    Lễ hội gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ; là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng mường lớn của tỉnh Hòa Bình: Bi, Vang, Thàng, Động.

    Trong tâm thức của đồng bào dân tộc Mường, Lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ những người đã có công khai đất, lập mường, cầu mong cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi mà còn là dịp để quảng bá về văn hóa dân tộc, con người, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Hòa Bình, nhằm đưa du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

    “Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đến với người dân, xóm bản. Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng vì ngày xưa chỉ sau khi tổ chức xong lễ hội, người dân mới bắt tay vào công việc đồng áng, hay lên rừng săn bắn, hái măng...”, đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu tại buổi Lễ.

    Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động trong Lễ hội:

    12
    Nhiều lãnh đạo Sở, Ban nghành tới dự buổi Lễ.

    17
    Lễ hội thu hút hàng nghìn du khách thập phương tới tham dự.
    13
    11
    Các nghi lễ được tổ chức long trọng.
    6
    19
    2
    Nhiều hoạt động văn hóa được biểu diễn tại Lễ hội.
    3
    Du khách hào hứng mua mua sản phẩm được bày bán tại các gian hàng.
    4
    Lễ hội còn là dịp để quảng bá về văn hóa dân tộc, con người, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Hòa Bình.
    7
    Lễ hội là cơ hội quảng bá các sản phẩm cho đồng bào địa phương.
    10
    Nông sản sạch địa phương được giới thiệu tới du khách thập phương.
    9
    “Tôi rất vui và tự hào khi đưa được những tấm vải, thổ cẩm thủ công, tới Lễ hội hôm nay”, chị Hà Thị Phòng, chủ một gian hàng thổ cẩm trong lễ hội.
    8
    Du khách hào hứng uống rượu cần khai xuân.
    14
    15
    18
    Đặc sản địa phương được trưng bày tại Lễ hội.
    16

    Du khách tham gia trải nghiệm đánh cồng chiêng tại Lễ hội.

    Thảo Ly - Tư Viễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/da-sac-mau-trong-le-hoi-khai-ha-dan-toc-muong-hoa-binh-a564458.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan