+Aa-
    Zalo

    Đẩy lùi tín dụng đen: Cần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng an toàn cho người dân

    (ĐS&PL) - Ngoài các hình thức cho vay truyền thống như “bốc bát họ”, “cầm đồ”, tín dụng đen giờ đây còn chuyển hướng hoạt động trên không gian mạng với nhiều chiêu trò và thủ đoạn tinh vi.

    Các đối tượng hoạt động tạo ra các doanh nghiệp ma, các ứng dụng cho vay trực tuyến hoặc lập các tài khoản, cộng đồng trên mạng xã hội như facebook, zalo để tìm đến nguồn khách hàng có nhu cầu. Lợi dụng tâm lý “ngại” tìm đến ngân hàng, các app vay online này không yêu cầu thế chấp tài sản, quảng cáo thủ tục vay đơn giản, tiền về nhanh chóng khiến nhiều người sập bẫy. Sau đó, các đối tượng thuê sinh viên hoặc những người không có việc làm ổn định để đào tạo cách thức mời chào, dụ dỗ, thậm chí là cả cách khủng bố khi khách hàng chậm trả tiền.

    Chính sự dễ dãi khi vay tiền qua app lại mang đến cho khách hàng những rủi ro khôn lường. Ngoài việc phải trả các loại phí và lãi suất rất cao so với nợ gốc ban đầu, thậm chí lên tới 2.200%/năm, nhiều người còn phải sống trong lo sợ khi bị các nhóm đối tượng dùng thủ đoạn nhắn tin đe doạ và phát tán hình ảnh bôi nhọ nhân phẩm.

    Khi vay tiền qua app, khách hàng còn đối mặt với nguy cơ bị mất thông tin cá nhân và các loại thông tin khác. Trên thực tế, nhiều app vay tiền yêu cầu khách hàng cấp quyền truy cập vào điện thoại. Điều đó có nghĩa là người khác sẽ biết về danh bạ điện thoại, hình ảnh, tin nhắn,… của người dùng. Các đối tượng lợi dụng điều này để sử dụng thông tin bất hợp pháp; khủng hoảng bạn bè, người thân nếu như khách hàng không trả tiền đúng hạn.

    adf
    Ông Kalidas Ghose, CEO Công ty tài chính VPBank SMBC. Ảnh: FE CREDIT

    Để tránh rủi ro khi vay tiền trên mạng, ông Kalidas Ghose, CEO Công ty VPBank SMBC (FE CREDIT) cho biết: “Các tổ chức tín dụng phải liên tục nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng an toàn của người dân thông qua công nghệ, hỗ trợ người đi vay làm quen với quy trình và thủ tục cho vay tại các kênh tín dụng chính thống. Đồng thời phải đồng hành cùng với người vay để đảm bảo họ có tài chính cho các khoản trả hàng tháng. Từ đó tạo động lực cho người dân thông qua vay tiêu dùng một cách lành mạnh”.

    Chia sẻ trên truyền hình về giải pháp để giảm thiểu tín dụng đen, tiến sĩ Lê Văn Thiệp, trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng trước hết người dân cần phải tự nhận thức được những mặt trái và hệ luỵ của tín dụng đen, đồng thời tự giác tố cáo khi phát hiện ra sai phạm liên quan đến hoạt động cho vay. Ngoài ra, việc hoàn thiện khung pháp lý cũng rất cần thiết vì hiện nay mức hình phạt cao nhất đối với tội cho vay nặng lãi là 3 năm tù. Cũng theo ông Thiệp, việc các ngân hàng thương mại có các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, dễ tiếp cận với người dân cũng sẽ góp phần vào việc đẩy lùi tín dụng đen.

    Nói về các gói vay tín dụng cho người dân, ông Đào Minh Tú, phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng nhà nước nhận định: “Sau khi bộ công an có trung tâm dữ liệu về dân cư. Chúng tôi sẽ kết hợp khai thác dữ liệu để đảm bảo nhận diện và đánh giá được nhân thân của người vay một cách dễ dàng, thuận lợi. Từ đó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thể dễ dàng hơn, chủ động hơn trong việc cung cấp các khoản vay nhỏ lẻ cho người dân”.

    Nguyễn Thiệu

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/day-lui-tin-dung-den-can-nang-cao-kha-nang-tiep-can-tin-dung-an-toan-cho-nguoi-dan-a544401.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.