+Aa-
    Zalo

    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    (ĐS&PL) - Tại phiên chất vấn sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn của các ĐBQH về nguyên nhân gây thất thoát ngân sách khi thực hiện các dự án đầu tư công và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong quản lý, sử dụng vốn ODA.

    Tình trạng thất thoát ngân sách trong đầu tư công

    Theo báo Thanh niên, tại phiên chất vấn sáng 6/11, ĐBQH Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) hỏi Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cần giải pháp gì để giảm tình trạng lãng phí đầu tư công hiện nay ?

    Giải đáp câu hỏi của ĐBQH, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thừa nhận có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thoát. "Từ khâu lựa chọn dự án không thực sự chính xác, cái cần làm trước thì không làm, cái chưa cần làm thì lại làm. Về quy mô của dự án, có cái cần làm ngay thì lại phân kỳ hoặc làm ở cấp thấp rồi mới mở rộng, dẫn đến phải bổ sung rất lớn”, ông Dũng nêu.

    dbqh chat van bo truong bo kh dt ve tinh trang lang phi dau tu cong2
    Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trong phiên chất vấn. Ảnh: Thành ủy TP.HCM

    Lý giải cho nguyên nhân được đưa ra, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng dẫn chứng trong lĩnh vực giao thông, cao tốc 2 làn xe, 4 làn hạn chế, không hoàn chỉnh, không có dải phân cách hay làn dừng khẩn cấp. Bây giờ nếu mở rộng đất đai để làm tiếp 2 làn thì rất tốn kém.

    “Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nếu làm cao tốc phải tính đến hoàn chỉnh ngay và chưa làm được thì giải phóng mặt bằng một lần. Sau đó mới phân kỳ thực hiện trước 2 làn, sau đó mở rộng lên 4 làn, không cần quản lý quỹ đất và giải phóng mặt bằng nữa, không phát sinh thêm chi phí”, ông Dũng nói.

    Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến vấn đề lãnh phí xuất phát từ công tác chuẩn bị đầu tư. Theo Bộ trưởng, nếu khảo sát tốt thì quá trình triển khai sẽ nhanh hơn, không bị tăng chi phí. Bên cạnh đó, còn nhiều lý do từ các khâu thiết kế, khảo sát thiết kế, tổ chức thực hiện, khiến kéo dài dự án, giảm hiệu quả tiết kiệm trong đầu tư công.

    Cũng theo ông Dũng, về chi thường xuyên, vấn đề không hẳn là do Luật Đầu tư công mà còn liên quan đến Luật Ngân sách nhà nước. Về việc sửa chữa nâng cấp, hiện nay công tác này vẫn được triển khai bình thường, không có vướng mắc. Về đầu tư mới, phải thực hiện theo quy trình quy định trong Luật Đầu tư công.

    Hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội nội dung, với dự án dưới 15 tỷ, thì có thể thực hiện dự án từ chi thường xuyên. Vấn đề này sẽ được Quốc hội quyết định.

    Tiếp diễn phiên chất vấn, ĐBQH Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) đưa ra thắc mắc về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, đặc biệt, trong quản lý, sử dụng vốn ODA.

    Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết rất quan trọng để giải quyết vấn đề này. Đó là Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 và Nghị quyết số 105/NQ-CP năm 2023 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

    Thông tin về các dự án ODA hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện tiến độ của các dự án chậm so với yêu cầu. Ngoài những nguyên nhân giống các dự án đầu tư công nói chung, các dự án ODA phải thực hiện theo rất nhiều quy định khác nhau, như các quy định trong nước về đầu tư công, các quy định của nhà tài trợ nước ngoài, các quy trình thủ tục đàm phán các hiệp định vay, thỏa thuận vay…

    Các dự án sau khi hoàn tất thủ tục mà có sự điều chỉnh thì phải thực hiện lại quy trình cả trong nước và điều chỉnh các hiệp định. Do đó, các dự án này mất nhiều thời gian thực hiện. Bộ trưởng cho rằng, cần nghiên cứu một cách căn cơ hơn nữa để hài hòa thủ tục trong nước và nước ngoài, vừa bảo đảm chặt chẽ, vừa rút ngắn được thời gian.

    Giải quyết vấn đề lãng phí tài sản công

    Trong khuôn khổ phiên chất vấn, ĐBQH Dương Minh Ánh (Đoàn TP Hà Nội) yêu cầu làm rõ giải pháp khắc phục tình trạng chậm ban hành các văn bản liên quan đến quản lý tài sản công cũng như với trách nhiệm của cơ quan tham mưu cho Chính phủ thì Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng chậm ban hành các văn bản liên quan đến quản lý tài sản công?

    VTC News đưa phần trả lời vấn đề này của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, ông Phớc cho biết, hiện đã có Luật Quản lý tài sản không năm 2017. Sau khi luật được ban hành, Chính phủ đã ban hành 20 Nghị định và Thủ tướng ban hành ba quyết định, Bộ Tài chính đã ban hành 15 thông tư hướng dẫn tài sản công.

    dbqh chat van bo truong bo kh dt ve tinh trang lang phi dau tu cong0
    Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn. Ảnh: Người lao động.

    Bộ trưởng khẳng định, lĩnh vực tài sản công liên quan đến tất cả các ngành, các cấp, từ cấp xã lên đến cấp Trung ương nên phạm vi quản lý rất lớn. Việc quản lý tài sản công thể hiện trách nhiệm của người được giao quản lý tài sản công đối với việc phát huy và sử dụng hiệu quả của tài sản công.

    "Thời gian tới, Bộ Tài chính đang đề xuất Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa Luật Quản lý tài sản công", Bộ trưởng nói. 

    Cũng đưa ra thắc mắc về vấn đề tài sản công, ĐBQH Đoàn Thị Thanh Mai (Đoàn Hưng Yên) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, nhưng việc xử lý nhà đất khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn chậm, nhiều trụ sở hành chính còn bỏ trống, nhiều nơi thì thừa, lãng phí, trong khi còn nhiều cơ quan đang sử dụng chung nơi làm việc.

    Trả lời, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đối với tài sản công thuộc cấp trung ương do Chính phủ quản lý, cơ quan tham mưu Chính phủ là Bộ Tài chính và các cơ quan trực tiếp quản lý tài sản công là các bộ, ngành. Còn tài sản công của các cơ quan huyện, cấp xã thì do UBND tỉnh quản lý.

    Đa số tài sản công sau khi sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh. Bộ trưởng thông tin, hiện đã xử lý được khoảng 90% tài sản công, còn 10%, với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

    Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết do một số cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng tài sản công này sau khi sắp xếp. Khi muốn định giá để bán tài sản công này, các cơ quan cũng khó tìm được cơ quan định giá. Trong điều kiện thị trường trầm lắng, cũng khó bán được tài sản công này.

    Ngoài ra, để chuyển tài sản công sang mục đích khác để tổ chức đánh giá, những trụ sở này được phê duyệt lại về quy hoạch sử dụng đất và cũng phải chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh lại quy hoạch, phải làm một loạt các thủ tục khác.

    "Giữa tháng 9 vừa qua, Bộ Tài chính đã hướng dẫn và có văn bản đôn đốc, đồng thời sẽ làm việc với các đơn vị liên quan để hướng dẫn thêm, xử lý các tài sản công này, đảm bảo đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả" - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói, theo báo Người lao động.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dbqh-chat-van-bo-truong-bo-kh-dt-ve-tinh-trang-lang-phi-dau-tu-cong-a598306.html
    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Trong bài phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định, thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa”, cam kết của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Chủ tịch Quốc hội khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn

    Trong bài phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 6/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã khẳng định, thông qua hoạt động giám sát này, Quốc hội sẽ nắm được tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, việc thực hiện các “lời hứa”, cam kết của Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành.

    Sáng nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên của Kỳ họp thứ 6

    Sáng nay (6/11), Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên của Kỳ họp thứ 6

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, từ ngày 06-08/11 sẽ diễn ra các phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ và Trưởng ngành tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Trong phiên làm việc sáng nay, nội dung chất vấn sẽ xoay quanh vấn đề: Kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng.