+Aa-
    Zalo

    Đề xuất ngừng cấp điện, nước với công trình vi phạm phòng cháy

    (ĐS&PL) - Tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đề xuất nâng mức phạt lên không quá 2 lần mức Chính phủ quy định và ngừng cấp điện, nước với công trình vi phạm, trong đó có vi phạm phòng cháy.

    Ngày 20/9, tiếp tục phiên họp thứ 26, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

    Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết dự thảo đã bổ sung nhiều nội dung mới về chính quyền thủ đô.

    Theo đó tăng số lượng đại biểu HĐND (từ 95 lên 125 đại biểu), tỉ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng phó chủ tịch HĐND (từ 2 lên tối đa 3).

    Mở rộng thành phần thường trực HĐND so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương (bổ sung ủy viên là chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.Hà Nội) nhằm nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của HĐND.

    Quy định cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND TP thuộc TP.Hà Nội. Việc thành lập này với những đặc thù vượt trội so với cơ cấu, tổ chức của HĐND, UBND quận, huyện, thị xã như tăng số lượng phó chủ tịch HĐND, UBND, đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban đô thị.

    Tương tự như chính sách đặc thù đang áp dụng đối với TP.HCM, dự thảo quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị thủ đô với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

    de xuat ngung cap dien nuoc voi cong trinh vi pham phong chay

    Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày tờ trình. Ảnh: Người lao động

    Về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thủ đô, Bộ trưởng Long nêu rõ thực tiễn cho thấy tình hình vi phạm hành chính đang diễn ra rất phức tạp trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo ở thủ đô, đòi hỏi phải có giải pháp thích hợp để tăng tính răn đe, phòng ngừa.

    Do vậy dự thảo luật đã bổ sung 3 lĩnh vực mà HĐND TP.Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định.

    Bên cạnh đó còn quy định biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính chưa được pháp luật hiện hành quy định là ngừng cung cấp dịch vụ (điện, nước) tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.

    XEM THÊM: TP.HCM bắt đầu thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường từ tháng 1/2024

    Về đầu tư, dự án luật cũng đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù như cho phép tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công.

    Mở rộng phạm vi áp dụng PPP trong lĩnh vực văn hóa, thể thao. Phân quyền thẩm quyền đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công cho HĐND, UBND TP.Hà Nội.

    Chẳng hạn như HĐND TP.Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đường sắt đô thị, dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng...

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-ngung-cap-dien-nuoc-voi-cong-trinh-vi-pham-phong-chay-a591835.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan