+Aa-
    Zalo

    Đề xuất phạt tiền gấp nhiều lần tiền cọc để tránh đấu giá thành công rồi bỏ cọc

    (ĐS&PL) - Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Phó Bí thư Thường trực Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị cần bổ sung, điều chỉnh sửa chế tài về hành vi bỏ cọc, có biện pháp phạt tiền gấp nhiều lần so với tiền cọc để tránh đấu giá thành công rồi bỏ cọc

    Cần có chế tài đối với hành vi bỏ cọc

    Báo Nhân Dân đưa tin tại phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản chiều 8/11, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Phó Bí thư Thường trực Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị xem xét bổ sung quy định xử lý vi phạm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan tại Điều 70 Luật Đấu giá tài sản mà bỏ cọc.

    Đại biểu Nguyễn Thị Yến dẫn chứng một cá nhân tại TP.HCM đã trúng đấu giá biển số 51K-888.88 với giá hơn 32 tỷ đồng vào ngày 15/9 nhưng do không nộp tiền trúng đấu giá, người này đã chịu mất tiền cọc đã nộp trước là 40 triệu đồng. Theo trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu, phải có biện pháp phạt tiền gấp nhiều lần.

    Đây không phải vụ việc việc duy nhất người trúng đấu giá không nộp tiền mà bỏ cọc. Trước đó, công ty Bất động sản Ngôi Sao Việt (đơn vị thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) đã có văn bản chính thức xin bỏ cọc mua bán quyền sử dụng lô đất số 3-12 tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) và bỏ số tiền đặt cọc gần 600 tỷ đồng.

    de xuat phat tien gap nhieu lan tien coc neu dau gia thanh cong roi bo coc1
    Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Phó Bí thư Thường trực Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Nhân Dân

    Hiện tại, Luật Đấu giá tài sản chưa có chế tài cho vấn đề này. Do đó, người đấu giá hoàn toàn có quyền bỏ cọc. Luật chỉ quy định người đã trúng đấu giá mà không đóng tiền, thì mất tiền cọc theo Điều 19 Nghị định 39/2023/NĐ-CP của Chính phủ.

    Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị bổ sung quy định, khi đấu giá, người đấu giá không được bỏ cọc các tài sản do Nhà nước quản lý. "Nếu có người bỏ cọc, cần bổ sung, điều chỉnh sửa chế tài về hành vi này, có biện pháp phạt tiền gấp nhiều lần so với tiền cọc để tránh đấu giá thành công rồi bỏ cọc",báo Dân Trí dẫn lời đại biểu Nguyễn Thị Yến.

    Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) bày tỏ, nếu người đấu giá chứng minh được yếu tố bất khả kháng dẫn đến bỏ đấu giá, như mất tài sản, lũ lụt, gặp tai nạn thì có thể được chấp nhận và không bị xử lý. Còn không, nên cấm người đó đấu giá tài sản trong một khoảng thời gian nếu có hành vi bỏ cọc.

    Viện trưởng VKSND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Hải băn khoăn khi bản dự thảo luật trước kia có chế tài về việc bỏ đấu giá nhưng đến nay lại không còn. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc việc này.

    Bổ sung quy định về hủy kết quả đấu giá

    Phó trưởng ban Công tác Đại biểu Tạ Thị Yên cũng phản ánh thực tế vừa qua, trong đấu giá tài sản đã xuất hiện hiện tượng thao túng giá khởi điểm, bỏ giá rất cao rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng tạo mặt bằng giá ảo nhằm thu lợi.  

    Bà Tạ Thị Yên đồng tình khi dự án Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về hủy kết quả đấu giá theo hướng: Quy định rõ chủ thể, căn cứ hủy kết quả đấu giá đảm bảo khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của người có hành vi vi phạm dẫn đến việc hủy kết quả đấu giá.

    Từ thực tế, Phó trưởng ban Công tác Đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng, khi hành vi của chủ thể trong diễn biến của các phiên đấu giá cho thấy sự không bình thường, hoặc quá vô lý, cần có quy định hoãn hoặc dừng phiên đấu giá để phân tích, đánh giá tình hình.

    Đồng thời, bà Tạ Thị Yên đề nghị lưu tâm đến điều kiện đăng ký tham gia đấu giá, năng lực tài chính của người tham gia đấu giá, thời hạn nộp tiền trúng đấu giá.

    de xuat phat tien gap nhieu lan tien coc neu dau gia thanh cong roi bo coc2
    Phó trưởng ban Công tác Đại biểu Tạ Thị Yên. Ảnh: Dân Trí

    Theo bà Tạ Thị Yên, nếu chỉ sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đấu giá thì không đủ để ngăn chặn những hành vi mang tính chất thao túng thị trường, đầu cơ, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, nên cần có một giải pháp mang tính tổng thể hơn đối với các chính sách về tín dụng, đất đai, doanh nghiệp và đấu giá tài sản.

    Trong khi đó, Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nêu quan điểm, tinh thần sửa đổi Luật cần chặt chẽ tránh để nhà đầu tư, người dân lợi dụng để trục lợi.

    Ông Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, cần công khai và minh bạch thông tin liên quan đến đấu giá tài sản, bao gồm thông tin đấu giá và thông tin trao đổi với người đấu giá, theo báo Nhân Dân. Ngoài ra, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất việc cấm tiết lộ thông tin về người đấu giá, người sở hữu tài sản và tổ chức đấu giá.

    XEM THÊM: Không thực hiện cấp phù hiệu cho xe khách Thành Bưởi trong thời gian bị xử phạt

    Trong việc ngăn chặn việc trục lợi trong hoạt động đấu giá, một số ý kiến cho rằng cần tăng tiền đặt cọc đấu giá tài sản. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, việc đặt cọc tài sản quá cao có thể hạn chế số lượng người tham gia đấu giá. Do đó, ông cho rằng tư cách của người đấu giá rất quan trọng và tổ chức đấu giá cần chứng minh được tài sản đảm bảo của người tham gia đấu giá.

    Với sự phổ biến ngày càng tăng của hình thức đấu giá trực tuyến, đại biểu Hoàng Văn Cường kiến nghị dự án Luật sửa đổi cần có quy định rõ ràng về việc đưa những tài sản nào vào đấu giá trực tuyến, nhằm tránh việc bị lợi dụng.

    Đinh Kim (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-phat-tien-gap-nhieu-lan-tien-coc-de-tranh-dau-gia-thanh-cong-roi-bo-coc-a598688.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đại biếu

    Đại biếu "hiến kế" cho Bộ GD&ĐT giải pháp hạn chế tình trạng bạo lực học đường

    Về vấn đề bạo lực học đường đang rất nhức nhối hiện nay đã được đưa ra thảo luận trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn cuối cùng của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vào sáng 8/11. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định cần áp dụng tổng thể đồng bộ một loạt giải pháp mới hạn chế tình trạng bạo lực trong trường học.

    Đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận với Bộ trưởng Văn hóa về phim Đất rừng phương Nam

    Đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận với Bộ trưởng Văn hóa về phim Đất rừng phương Nam

    "Tôi cho rằng như vậy là chất lượng kiểm định và chất lượng của Cục Điện ảnh chưa cao. Những nội dung sai thì phải sửa, cắt bỏ chứ không phải đổi tên là xong. Nói sửa tên để tránh gây liên tưởng đến lịch sử chỉ là một nửa, còn một nửa là bản chất của lịch sử phải chân thực vì đó là câu chuyện của một dân tộc và trách nhiệm giáo dục truyền thống không thể xem nhẹ", đại biểu chất vấn.