+Aa-
    Zalo

    Điểm tên 9 đại học Việt Nam đạt tiêu chuẩn nước ngoài

    (ĐS&PL) - Cả nước hiện có 9 trường đại học đạt chuẩn quốc tế, theo công bố của Bộ GD&ĐT.

    Theo danh sách được công bố bởi Bộ GD&ĐT, tính tới tháng 7/2023, cả nước có 183 cơ sở giáo dục đại học và 11 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước.

    Đặc biệt, trong đó có 9 cơ sở được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài, bao gồm:

    - Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM)

    - Đại học Bách Khoa (Đại học Đà Nẵng)

    - Đại học Bách Khoa Hà Nội

    - Đại học Xây dựng

    - Đại học Tôn Đức Thắng

    - Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)

    - Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM)

    - Đại học Kinh tế TP.HCM

    - Đại học Anh quốc Việt Nam

    Đại học Bách Khoa Hà Nội

    Đại học Bách Khoa Hà Nội

    Các cơ sở giáo dục trên được đánh giá bởi theo tiêu chí của 4 tổ chức nước ngoài, gồm:

    - HCERES - Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp

    - AUN-QA - Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN

    - FIBAA - Quỹ Kiểm định các chương trình Quản trị kinh doanh quốc tế

    - QAA - Cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Vương quốc Anh

    Mỗi tổ chức đánh giá chất lượng dựa trên nhiều mặt. Tuy nhiên, trọng số của các tiêu chí,  tư duy đánh giá có thể khác nhau.

    Ví dụ, bộ tiêu chuẩn của HCERES gồm 6 lĩnh vực: Chiến lược và quản trị (sứ mạng, chiến lược phát triển, tổ chức thực hiện chiến lược, truyền thông); đào tạo và nghiên cứu khoa học (chính sách đào tạo, nghiên cứu, các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu người học); quá trình đào tạo và định hướng hội nhập nghề nghiệp (môi trường học tập và quản lý đào tạo); quan hệ đối ngoại; quản lý và điều hành (hệ thống tài chính, tài sản, nhân lực, hệ thống thông tin); chất lượng và đạo đức (chính sách đảm bảo chất lượng, đạo đức trong đào tạo, nghiên cứu).

    Bộ tiêu chuẩn trong nước cũng bao gồm nhiều lĩnh vực như đảm bảo chất lượng về chiến lược, hệ thống, thực hiện chức năng (tuyển sinh, nhập học, thiết kế và rà soát chương trình dạy học, giảng dạy học tập, đánh giá người học, các hoạt động phục vụ học tập, quản lý việc nghiên cứu khoa học,...), kết quả hoạt động.

    Tính tới hết năm 2022, cả nước có hơn 600 chương trình đào tạo đại học chính quy đã được kiểm định, trong số hơn 6.000 chương trình đào tạo của toàn hệ thống.

    Trong đó, 373 chương trình (của 72 trường đại học) đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định trong nước, 236 chương trình (của 41 trường đại học) được kiểm định bởi tổ chức kiểm định nước ngoài. Chưa trường nào có 100% chương trình đã được kiểm định, mà phần lớn các trường đều chọn những chương trình mạnh nhất của mình để triển khai việc kiểm định trước.

    Theo mục tiêu của Bộ GD&ĐT, tới năm 2025 là cả nước có ít nhất 35% chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng với chu kỳ kiểm định lần thứ nhất.

    M.M (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/iem-ten-9-ai-hoc-viet-nam-at-tieu-chuan-nuoc-ngoai-a418550.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan