+Aa-
    Zalo

    Doanh nghiệp làm gì để tăng cường bảo mật dữ liệu khi đề xuất nhiều ưu đãi tốt cho khách hàng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong những đợt mua sắm vào dịp lễ, doanh nghiệp thường tổ chức các chương trình quảng cáo giảm giá sản phẩm để thu hút lượng lớn khách hàng và giữ họ gắn bó với thương hiệu. Mặt khác, khi thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, việc bảo mật dữ liệu trở thành mối quan tâm đối với nhiều doanh nghiệp.

    Cả doanh nghiệp và khách mua hàng đều trông chờ vào mùa mua sắm cuối năm hứa hẹn sẽ bùng nổ này. Hầu hết các doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ đều chạy chiến dịch giảm giá lớn trong dịp cuối năm nhằm kích cầu mua sắm tăng doanh thu. Theo thống kê của Adobe Analytics vào năm ngoái, người dân Mỹ đã chi 9 tỷ USD để mua sắm chỉ trong một ngày lễ Black Friday, tăng 21.6% so với năm 2019. Nhờ các chương trình giảm giá, khách hàng có thêm động lực để mua những món đồ hoặc dịch vụ ưa thích của họ.

    “Khách hàng tương tác với thương hiệu thông qua thiết bị di động nhiều hơn gấp 2 lần so với các thiết bị khác”

    Dù vậy, do đại dịch COVID-19, phần lớn khách hàng thích mua sắm online hơn thay vì ghé mua tại cửa hàng. Năm nay, mùa mua sắm có phần đặc biệt hơn khi số lượng khách hàng đến mua trực tiếp tại cửa hàng rất thấp. Mặc dù hình thức mua sắm online đã có từ lâu, nhưng dịch bệnh đã thay đổi thói quen mua sắm của người dân trên toàn cầu. Với sự tiện lợi của chuyển đổi số, người tiêu dùng có thể mua và thanh toán sản phẩm thông qua các thiết bị di động hoặc máy vi tính, laptop ngay tại nhà.

    Nhu cầu mua sắm gia tăng đồng thời cũng nâng cao nhận thức về bảo mật dữ liệu của người dùng. Đối với nhà làm quảng cáo, dữ liệu khách hàng giúp họ tiếp cận đúng tệp khách hàng và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, người dùng không giống vậy. Họ cho rằng việc thu thập dữ liệu mà không được phép chính là xâm phạm quyền riêng tư, điều này khiến họ không còn tin tưởng và nghi ngờ về doanh nghiệp.

    Do đó, thông tin riêng tư bị rò rỉ có thể dẫn đến nhiều hệ quả xấu, ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp và khiến cho khách hàng e ngại. Hơn nữa, rò rỉ dữ liệu có thể làm thất thoát tài chính, buộc các tổ chức phải bồi thường cho khách hàng, lên kế hoạch phản hồi về tai nạn trước công chúng, hay đầu tư vào phương pháp bảo mật mới… Theo một khảo sát của IBM và Học viện Ponemon, chi phí trung bình cho một lần rò rỉ thông tin là 4.24 triệu USD trong năm 2021, tăng 10% so với chi phí trung bình năm 2019 là 3.86 triệu USD. 

    Với những hiểu biết về công nghệ, người tiêu dùng có thể nhận thức rõ giá trị dữ liệu của họ. Nếu doanh nghiệp không thể chứng minh họ đã thực hiện tất cả các biện pháp để bảo vệ dữ liệu, bằng cách áp dụng một số tính năng như xác thực hai yếu tố (2FA), number masking, xác nhận bằng tin nhắn di động hoặc cung cấp kiến thức cơ bản về bộ dữ liệu, khách hàng sẽ dễ dàng ngừng mua hàng và đến với đối thủ khác có hệ thống bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt hơn.

    Nếu doanh nghiệp không thể chứng minh họ đã thực hiện tất cả các biện pháp để bảo vệ dữ liệu, khách hàng sẽ ngừng mua hàng và đến với đối thủ khác có hệ thống bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt hơn.

    Trong khi xác thực hai yếu tố có thêm một lớp bảo vệ để tránh những kẻ xâm nhập dễ dàng truy cập vào tài khoản, tính năng number masking cho phép doanh nghiệp chia sẻ thông tin khách hàng với bên thứ ba để trò chuyện trực tiếp với khách hàng mà không lộ thông tin liên lạc nhạy cảm. Ngoài ra, tính năng xác nhận bằng tin nhắn di động là một hình thức bảo vệ dữ liệu phổ biến, được thực hiện thông qua các ứng dụng tin nhắn như WhatsApp hoặc tin nhắn SMS. Theo bài phân tích gần đây của Google, xác thực hai yếu tố đã ngăn chặn 100% các bot tự động, 99% cuộc tấn công lừa đảo và 66% cuộc tấn công có chủ đích.

    Hơn hết, doanh nghiệp nên thường xuyên cân bằng giữa lợi ích khi chiết khấu sản phẩm cho khách hàng và các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân cho họ. Nhiều doanh nghiệp sẽ đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để đạt được cả hai mục tiêu cùng một lúc?

    Thông thường, để mua hàng trên nền tảng thương mại điện tử, người dùng bắt buộc cung cấp các thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc chi tiết về hình thức thanh toán ưa thích của họ nếu chấp nhận thanh toán online.

    Bằng cách sử dụng đa giải pháp bảo mật dữ liệu, doanh nghiệp có thể cải thiện khả năng bảo mật dữ liệu và cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm liền mạch và an toàn trên các trang thương mại điện tử.

    Quyền riêng tư về dữ liệu là tài sản của khách hàng và chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của họ. Không ai được phép xâm phạm quyền riêng tư dữ liệu cá nhân vì bất cứ lý do gì. Vì vậy, doanh nghiệp cần ưu tiên bảo vệ quyền riêng tư nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trong trải nghiệm khách hàng cũng như lợi ích thương mại. 

    “Khách hàng tương tác với thương hiệu thông qua thiết bị di động nhiều hơn gấp 2 lần so với các thiết bị khác. Đối với nhiều người, bảo vệ dữ liệu luôn được đặt lên hàng đầu, do đó, việc doanh nghiệp có thể kiểm soát vấn đề này cho khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy an toàn khi kết nối với thương hiệu”, đại diện Infobip – công ty cung cấp giải pháp đám mây chia sẻ về bảo mật dữ liệu khách hàng.

    Có thể thấy, đại dịch COVID-19 không chỉ là rào cản, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp thích nghi và tiếp cận với những giải pháp tối ưu hơn nhằm đưa giá trị doanh nghiệp lên một tầm cao mới.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doanh-nghiep-lam-gi-de-tang-cuong-bao-mat-du-lieu-khi-de-xuat-nhieu-uu-dai-tot-cho-khach-hang-a524642.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.