+Aa-
    Zalo

    Giá gạo xuất khẩu lập đỉnh, cao nhất trong 15 năm qua

    (ĐS&PL) - Kết thúc phiên 1/11, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam tăng lên 653 USD/tấn, cao nhất 15 năm qua và giá gạo bán lẻ trong nước cũng không ngừng tăng.

    VTC News đưa tin, theo số liệu được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cập nhật, sau đợt tăng giá đầu tháng 11/2023, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn mức đỉnh của đợt sốt giá hồi tháng 8 năm nay và bỏ xa các đối thủ như Thái Lan, Pakistan.

    Cụ thể, gạo 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch ở mức 653 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan, Pakistan lần lượt 93 USD và 90 USD/tấn.

    Gạo tấm 25% của Việt Nam hiện giao dịch ở mức 638 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt 118 USD và 150 USD/tấn.

    Kể từ cuối tháng 6, giá gạo xuất khẩu trải qua rất nhiều lần tăng và tính đến nay đã tăng trên 150 USD/tấn.

    Cụ thể, vào ngày 21/6, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 498 USD/tấn, hiện loại này đã tăng thêm 155 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm ở mức 478 USD/tấn, tăng 160 USD/tấn.

    gia gao xuat khau lap dinh cao nhat trong 15 nam 3
    Giá gạo xuất khẩu lập đỉnh, cao nhất trong 15 năm. Ảnh: VnExpress.

    Theo VnExpress, ngoài xuất khẩu, giá lúa gạo trong nước tiếp tục lên cao kỷ lục. Trong đó, tại miền Bắc, giá lúa tăng rất mạnh. Cụ thể, Đài Thơm lấy từ các công ty lớn trong nước có giá 21.000 nghìn đồng/kg, tăng 1.000 nghìn đồng (5%) so với tháng trước và tăng 3.000 nghìn đồng (16%) so với cùng kỳ năm ngoái.

    Gạo được các cửa hàng lấy của Tập đoàn Lộc Trời cùng các giống ST21 và 24 từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng 500 đồng một kg so với cách đây một tháng. Với Thơm Lài Long An, giá mỗi kg là 21.000 nghìn đồng, Gò Công 22.000 nghìn đồng, đồng loạt tăng 1.500 nghìn đồng.

    Nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam tăng cao, theo các doanh nghiệp là do chất lượng ngày càng cao và nhu cầu thị trường thế giới lớn.

    Trước đó, Chính phủ Ấn Độ nói sẽ gỡ lệnh cấm xuất khẩu trong tháng 10, nhưng đến nay vẫn không có thông báo mới, thậm chí lệnh cấm có thể kéo dài đến hết tháng 2/2024. Vì vậy, thế giới vẫn hụt 40% nguồn cung từ nước này.

    Ngoài ra, Indonesia, Trung Quốc, Philippines vẫn có nhu cầu thu mua gạo dự trữ cao. Theo dữ liệu xuất khẩu từ các doanh nghiệp, Indonesia vẫn chấp nhận mua gạo Việt với giá trên 650 USD một tấn.

    Số liệu vừa công bố của hải quan, cho thấy 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất hơn 7,1 triệu tấn gạo, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ 2022, vượt kế hoạch đầu năm (6,5 triệu tấn).

    Riêng tháng 10/2023, xuất khẩu gạo đạt 700.000 tấn, tương ứng 433 triệu USD, tăng 27% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Với sản lượng xuất khẩu tăng vượt bậc, hết năm nay, xuất khẩu gạo dự báo có thể đạt tới 7,8 triệu tấn - mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gia-gao-xuat-khau-lap-dinh-cao-nhat-trong-15-nam-qua-a598046.html
    Giá gạo Việt Nam tăng quá cao: Đừng vội mừng

    Giá gạo Việt Nam tăng quá cao: Đừng vội mừng

    Việc giá gạo tăng quá cao, lập đỉnh hay lập kỷ lục chưa hẳn là lợi thế, vì khách hàng sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn trong khi chất lượng gạo tương đương dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giá gạo Việt Nam tăng quá cao: Đừng vội mừng

    Giá gạo Việt Nam tăng quá cao: Đừng vội mừng

    Việc giá gạo tăng quá cao, lập đỉnh hay lập kỷ lục chưa hẳn là lợi thế, vì khách hàng sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn trong khi chất lượng gạo tương đương dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường.