+Aa-
    Zalo

    Hải quan phối hợp bắt giữ hàng hoá vi phạm ước tính trên 175 tỷ đồng

    • DSPL
    ĐS&PL Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, trong tháng tám, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy diễn ra phức tạp trên các tuyến hàng không, đường bộ.

    Nhằm chủ động thu thập thông tin, nắm bắt tình hình thực tế tại địa bàn, kịp thời chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước về Hải quan, Tổng cục Hải quan đã tăng cường chỉ đạo, cảnh báo, kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ đối với lực lượng chống buôn lậu trong toàn ngành, cụ thể: ban hành Quyết định số 1766/QĐ-TCHQ ngày 11/08/2022 ban hành sổ tay nghiệp vụ kiểm soát ma tuý; Công văn số 2964/TCHQ-ĐTCBL ngày 20/07/2022 tăng cường công tác phòng, chống ma tuý của lực lượng hải quan; Xây dựng và ban hành quy định quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ thay thế các văn bản hiện hành không còn phù hợp.

    tt1

    Lực lượng Hải quan kiểm tra hàng hoá (ảnh minh hoạ)

    Để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp: Tổng cục Hải quan triển khai xây dựng Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Hải quan và Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Xây dựng Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy. Trong tháng 8, lực lượng Hải quan toàn quốc đã bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và ban hành 05 Quyết định khởi tố hình sự, kết quả cụ thể:

    Kết quả, từ 16/07/2022 đến 15/08/2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 1.324 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 175,334 tỷ đồng; Số thu ngân sách đạt 11,670 tỷ đồng, cơ quan hải quan khởi tố 5 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 14.

    Lũy kế đến ngày 15/08/2022, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 10.700 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 4.168 tỷ đồng; số thu NSNN đạt 241,240 tỷ đồng, Hải quan khởi tố 31 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 83 vụ.

    Điển hình các vụ việc như: Ngày 28/07/2022, Hải quan TP. Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Quế Thành - MST: 0311475084; địa chỉ: số 8 đường số 02, Phường 11, Quận 6, TP. HCM về hành vi “nhập khẩu hàng khai báo sai mã số hàng hóa dẫn đến thiếu số thuế phải nộp mà cơ quan Hải quan phát hiện trong khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan” của 4 tờ khai hải quan, mặt hàng: đồ thờ cúng bằng gốm sứ các loại... Trị giá hàng vi phạm: 3.931.083.382 đồng. Tổng số tiền thuế khai thiếu: 663.106.762 đồng. Tiền phạt: phạt 20% số tiền thuế thiếu = 132.621.352 đồng.

    Hay vui việc tại huyện Tuyên hoá, tỉnh Quảng Bình, phát hiện đối tượng điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 73N7-4914  lưu thông trên đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận thôn Tiền Phong xã Lâm Hoá vào lúc 22h ngày 29/07/2022 có biểu hiện nghi vấn, Đội Kiểm soát Hải quan đã phối hợp cùng Công an huyện Tuyên Hóa, Phòng Cảnh sát Giao thông, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm  đã dừng phương tiện kiểm tra, phát hiện trong túi quần của đối tượng có 01 gói giấy bạc, bên trong có 14 viên nén hình tròn, màu hồng, nghi là ma túy tổng hợp. Qua lấy lời khai ban đầu, đối tượng Hoàng Trung Hiếu khai nhận số viên nén trên là ma túy tổng hợp dạng hồng phiến, mua từ một người tên là Vương làm nghề sửa chữa ô tô tại xã Hóa Thanh, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

    Tiếp tục khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng Đinh Đại Vương, phát hiện trong cơ sở sửa chữa ô tô của đối tượng có tàng 167 viên nén hình tròn, màu hồng, nghi là ma túy tổng hợp.

    Qua công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, Đội Kiểm soát hải quan phát hiện, bắt giữ lô hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần thương mại Hoàng Mai Việt Nam, địa chỉ: số 1 ngõ 109, Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP. Hà Nội (mã số thuế: 0109699361), gồm: “Bản lề, giá để đồ, móc treo, kệ để đồ, viên nang rỗng, Ghế gấp dã ngoại, cặp lồng đựng cháo, bộ phận của cây lăn bụi quần áo” đã khai sai về kích thước một số mặt hàng, một số mặt hàng không thể hiện xuất xứ, không khai nhãn hiệu, chất liệu, một số mặt hàng khai sai về lượng, trên hàng không thể hiện tên của tổ chức sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về hàng hóa.

    Trong đó có mặt hàng bản lề dùng cho cửa bằng thép nhãn hiệu  BLUMK, số lượng 59.600 chiếc (thiếu so với khai báo 400 chiếc) là hàng hóa giả mạo đối với Nhãn hiệu được bảo hộ. Trị giá tang vật vi phạm là 267.080.009 đồng (riêng trị giá tang vật giả mạo nhãn hiệu là 149.542.360 đồng.

    Căn cứ kết quả xác minh, vụ việc có tính chất nghiêm trọng, có dấu hiệu của tội “buôn bán hàng giả”, ngày 12/08/2022 Cục Hải quan TP. Hải Phòng ban hành Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đến Cơ quan điều tra - Công an TP. Hải Phòng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo thẩm quyền…

    Thanh Tâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hai-quan-phoi-hop-bat-giu-hang-hoa-vi-pham-uoc-tinh-tren-175-ty-dong-a549771.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan