+Aa-
    Zalo

    Khai mạc hội nghị G20: Xung đột Ukraine, lạm phát là trọng tâm chính

    • DSPL
    ĐS&PL Các nhà lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế phát triển thế giới G20 đã bắt đầu hội nghị thượng đỉnh tại Bali (Indonesia) ngày 15/11 (giờ địa phương).

    Ngày 15/11 (giờ địa phương), tại Bali (Indonesia), Hội nghị thượng đỉnh G20 đã chính thức khai mạc. Nhóm G20, bao gồm các quốc gia từ Brazil đến Ấn Độ, Ả Rập Xê Út và Đức, đã đóng góp 80% tổng sản phẩm quốc nội, 75% thương mại thế giới và chiếm 60% dân số thế giới. Hội nghị G20 năm nay dự kiến sẽ xoay quanh vấn đề lạm phát và cuộc xung đột vẫn đang tiếp diễn ở Ukraine.

    Một tín hiệu tích cực trước thềm hội nghị G20 năm nay là cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối 14/11. Sau cuộc hội đàm kéo dài 3 giờ đồng hồ, các nhà lãnh đạo 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới cam kết sẽ duy trì đối thoại thường xuyên bất chấp những sự khác biệt.

    Cuộc gặp ngày 14/11 đánh dấu lần gặp trực tiếp đầu tiên giữa ông Biden với ông Tập kể từ khi ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ. Cuộc gặp này được cho là sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa 2 siêu cường thế giới sau nhiều tháng căng thẳng.

    khai mac hoi nghi g20
    Tổng thống Indonesia Joko Widodo bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: Reuters 

    Với việc cuộc xung đột Ukraine và vấn đề lạm phát "phủ bóng" hội nghị năm nay, nước chủ nhà G20 Indonesia ngày 15/11 kêu gọi các quốc gia thành viên đoàn kết, ít nhất trong lĩnh vực kinh tế. 

    Trong bài phát biểu, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết: "Chúng tôi hy vọng Hội G20 sẽ củng cố quan hệ đối tác bền chặt để phục hồi nền kinh tế thế giới hiện nay".

    Nhà lãnh đạo Indonesia cũng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và các nước thuộc nhóm G7 cung cấp "sự hỗ trợ linh hoạt" để hội nghị G20 đạt được những kết quả cụ thể.

    Đồng thời, ông Widodo đã kêu gọi nhóm G20 không để thế giới xảy ra thêm một cuộc "chiến tranh lạnh" nào khác và phải nhanh chóng kết thúc cuộc xung đột hiện nay. Dù không trực tiếp đề cập tới tình hình Ukraine nhưng ông Widodo nhận định nếu xung đột không chấm dứt, thế giới khó có thể tiến về phía trước.

    Trước đó, Indonesia đã gửi lời mời cả Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự hội nghị G20 tại Bali. Tuy nhiên, Moscow cho biết ông chủ Điện Kremlin quá bận rộn nên không thể sắp xếp thời gian dự hội nghị. Theo đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã thay mặt Tổng thống Putin tới Bali. 

    Tổng thống Ukraine Zelensky cũng đã nhận lời tham gia hội nghị G20 và dự kiến sẽ có bài phát biểu trước hội nghị trong ngày 15/11.

    Các nguồn tin ngoại giao dự đoán hội nghị G20 khó có thể đạt được một tuyên bố chung, vốn phải nhận được sự ủng hộ của toàn bộ các nước thành viên. Jose Rizal, giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, chỉ ra: "Xung đột và những vấn đề về địa chính trị gia tăng khiến mối bận tâm của các nước thành viên cũng được mở rộng".

    Trong khi đó, theo nguồn tin của CNN, Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt mục tiêu đoàn kết các nước thành viên để đạt được tuyên bố chung lên án cuộc xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, nguồn tin thừa nhận hiện chưa rõ sẽ có những quốc gia nào sẵn sàng ký vào tuyên bố chung này.

    Minh Hạnh (Theo Reuters) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khai-mac-hoi-nghi-g20-xung-dot-ukraine-lam-phat-la-trong-tam-chinh-a557334.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan