+Aa-
    Zalo

    Không giống trên phim ảnh, vì sao các danh tướng thời xưa thường to béo và có "bụng bia"?

    • DSPL
    ĐS&PL Nếu các tướng lĩnh thời xưa được tuyển chọn theo quan điểm của người hiện đại, thì hầu hết chẳng có ai đủ tiêu chuẩn đứng trong hàng ngũ thống lĩnh ba quân.

    Nếu các tướng lĩnh thời xưa được tuyển chọn theo quan điểm của người hiện đại, thì hầu hết những vị tướng đã lưu danh sử sách sẽ chẳng có ai đủ tiêu chuẩn đứng trong hàng ngũ thống lĩnh ba quân.

    Đánh giá từ các ghi chép lịch sử và hình ảnh dân gian lưu truyền, Quan Vũ uy trấn thời Tam Quốc, Đường Thái Tông đánh dẹp 24 lộ anh hùng thiên hạ, Trung Hưng tứ tướng thời Tống hay tướng quân Trịnh Thành Công thời minh, đều to béo và có bụng bia.

    Trong truyện Thủy Hử, Tôn Nhị Nương từng miêu tả Võ Tòng rằng: "Loại to béo như này, làm thịt bò bán thì tốt". Hay trong phân đoạn ở cổ miếu, 4 kẻ vây bắt Võ Tòng đã nói rằng: "Con chim tộc Hán béo như này, tốt nhất là mang về dâng cho đại ca".

    Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ được ghi lại có sức khỏe hơn người, có thể nâng được chiếc đỉnh vạc hơn 200kg qua đầu. Theo thời hiện đại, một vận động viên cử tạ nặng đến 150kg cũng chẳng dễ dàng nâng được mức tạ 200kg như vậy.

    Vào thời nhà Thanh, nâng đá là một trong những hạng mục của cuộc thi võ trạng. Trong "Thanh đại khoa cử khảo võ thuật" có ghi: "Đá có loại 100kg, 125kh, 150kg... bắt buộc phải nâng lên cách đất 2 thước, qua đầu". Có thể thấy để trở thành võ trạng đều là người có ngoại hình khá nặng cân, chứ không hề mảnh mai tuấn tú như trên phim ảnh.

    Không chỉ mỗi các tướng lĩnh, mà ngay cả những binh sĩ cũng có bụng bia. Ví dụ như đội quân ​​hùng mạnh bất khả chiến bại của nhà Tần hàng ngàn năm trước. Quan sát đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho thấy, một số ít binh sĩ thực sự có bụng bia.

    Vậy vì sao bụng bia lại trở thành tiêu chuẩn cho những chiến binh thời cổ đại?

    Uống rượu để tăng dũng khí

    Lật lại những ghi chép lịch sử, có thể thấy rằng quân đội nhà Tần có khả năng chiến đấu rất mạnh mẽ trên chiến trường. Trước mỗi trận chiến, quân đội nhà Tần được chu cấp đầy đủ rượu thịt. Trận chiến càng căng thẳng, họ càng ăn uống dữ dội hơn. Men say sẽ xóa bỏ sự sợ hãi, giúp tinh thần chiến đấu của binh lĩnh luôn lên cao như vũ bão.

    Ăn nhiều uống nhiều, người lính với chiếc bụng bia thường quá béo để mặc vừa áo giáp của họ. Điều này cũng giải thích tại sao một số binh sĩ đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không mặc áo giáp.

    Tước vị càng cao càng có nhiều rượu thịt

    Một điều đặc biệt là chế độ công tội trong quân đội vô cùng rõ ràng. Bất kể là tướng lĩnh hay binh sĩ chỉ cần lấy được thủ cấp của quân địch mang về sẽ được phong vị. Nếu càng kiếm được nhiều thủ cấp của kẻ địch thì tước vị càng cao.

    Chế độ thực phẩm trong quân đội cũng được cung cấp theo tước vị. Những người lính bình thường chỉ có thể được cung cấp lương thực vừa đủ và quần áo. Những người lính dũng cảm giết kẻ thù không chỉ có đủ gạo, mà còn cung cấp nhiều loại thịt khác nhau, và hầu hết những người đó đều là tướng quân có địa vị cao trong quân đội.

    Càng béo càng có nhiều năng lượng

    Những người lính chiến đấu trên chiến trường cần chất béo để dự trữ năng lượng. Thời cổ đại, thời gian chiến tranh thường không thể xác định, đặc biệt là thế trận giằng co, kéo dài lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lương.

    Tại thời điểm này, chất béo dày trên bụng là thứ tốt nhất đảm bảo sự sinh tồn cho người lính. Những người lính có bụng bia sẽ có khả năng sống sót tốt hơn trong hoàn trong điều kiện đói lạnh và giành sự được lợi thế trong một cuộc chiến kéo dài.

    Tượng trưng cho thân phận địa vị

    Sự khác biệt về tính thẩm mỹ giữa ngày xưa và ngày nay cũng phản ánh mức độ phát triển xã hội khác nhau giữa 2 thời đại. Người hiện đại thích giảm cân, tập thể dục để có ngoại hình gọn gàng săn chắc. Thời cổ đại thì khác, gầy là nghèo khó, ăn không đủ no. Vì vậy bụng bia tượng trưng cho người có thân phận và địa vị, bởi họ có rượu uống có thịt ăn, là hình dáng khiến bao người nhìn vào phải ngưỡng mộ.

    Bụng bia có thể cứu mạng

    Không nên hiểu nhầm rằng béo phì sẽ khiến cơ thể trở nên cục mịch chậm chạp. Điều đó chỉ đúng với thời hiện đại, còn các tướng lĩnh thời xưa là ăn để chiến đấu. Những người to béo đều trông vạm vỡ hơn và có khả năng đàn áp mạnh mẽ hơn trên chiến trường. Đặc biệt là trong kỷ nguyên của vũ khí thô sơ, sự vượt trội về thể chất thường có thể quyết định trận chiến.

    Hơn nữa, phần bụng là một trong những điểm yếu của binh sĩ trên chiến trường, vì thế lớp mỡ dầy của bụng bia sẽ giúp các tướng sĩ giảm được sức sát thương từ tên - đao đến một mức độ nhất định.

    Hoa Vũ (Theo Toutiao)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-giong-tren-phim-anh-vi-sao-cac-danh-tuong-thoi-xua-thuong-to-beo-va-co-bung-bia-a331804.html
    Sự kiện: Giải trí 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan