+Aa-
    Zalo

    Lầu Năm Góc dự đoán sức mạnh quân sự "đáng gờm" của Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một báo cáo quân sự của Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc có thể sở hữu khoảng 1.500 đầu đạn hạt nhân vào năm 2035 nếu họ tiếp tục mở rộng kho dự trữ với tốc độ hiện tại.

    Ngày 29/11 (giờ địa phương), CNN dẫn thông tin từ một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, kho dự trữ đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đã vượt qua con số 400 trong một khoảng thời gian ngắn so với ước tính trước đây của Mỹ, với việc Bắc Kinh tập trung đẩy nhân việc mở rộng hạt nhân.

    Vào năm 2020, Mỹ ước tính rằng Trung Quốc sở hữu số lượng đầu đạn hạt nhân ở mức thấp dưới 200 và dự kiến ​​kho dự trữ sẽ tăng gấp đôi trong vòng một thập kỷ. Chỉ hai năm sau, Trung Quốc đã đạt đến mốc đó và có thể sở hữu khoảng 1.500 đầu đạn hạt nhân vào năm 2035 nếu họ tiếp tục mở rộng kho dự trữ với tốc độ hiện tại, theo báo cáo Sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2022 được Lầu Năm Góc công bố hôm 29/11. 

    “Những gì chúng tôi thực sự thấy trong vài năm qua là sự mở rộng nhanh chóng này", một quan chức quốc phòng cấp cao của Lầu Năm Góc cho hay.

    lau nam goc du doan suc manh quan su dang gom cua trung quoc so huu den 1 500 dau dan hat nhan
    Xe quân sự Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo DF-41 trong cuộc duyệt binh lễ Kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 1/10/2019. Ảnh: AP.

    Theo báo cáo, quốc gia đông dân nhất thế giới sử dụng quân đội đang phát triển của mình như một trong những công cụ để tạo ra một hệ thống quốc tế có lợi cho thế giới quan của mình, đặt ra "thách thức có hệ thống và hệ quả đối với an ninh quốc gia của Mỹ". Bên cạnh đó, khả năng hạt nhân của Trung Quốc lớn hơn so với những gì quốc gia này từng gọi là khả năng răn đe hạt nhân "tinh gọn và hiệu quả". 

    CNN thông tin, việc Bắc Kinh đầu tư vào bộ ba hạt nhân (gồm các phương án phóng hạt nhân trên biển, trên đất liền và trên không) đang gây lo ngại ở Washington.

    Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng cho biết, Trung Quốc cũng đã tiến hành 135 vụ thử tên lửa đạn đạo vào năm 2021, nhiều hơn so với các vụ thử của tất cả các quốc gia khác trên thế cộng lại. Số liệu này không bao gồm các tên lửa đạn đạo được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. 

    Quan chức quốc phòng cấp cao của Lầu Năm Góc cũng đưa ra những chi tiết mới về vụ thử tên lửa siêu thanh của Trung Quốc vào tháng 7/2021. Đây được coi là một thành tựu thu hút sự chú ý đến tốc độ phát triển vũ khí siêu thanh của Mỹ.

    Quân đội Trung Quốc, tên chính thức là Quân đội Giải phóng Nhân dân, cũng đang phát triển vũ khí không gian và vũ khí đối kháng. Họ coi công nghệ tiên tiến là một cách để ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài vào một cuộc xung đột quân sự khu vực.

    Theo báo cáo, quân đội thường trực của Trung Quốc có gần 1 triệu binh sĩ, lực lượng hải quân lớn nhất thế giới tính theo số lượng tàu và lực lượng không quân lớn thứ ba thế giới.

    Chiến lược Quốc phòng 2022 của Lầu Năm Góc, được công bố hồi tháng 10, xác định Trung Quốc là thách thức đối với Mỹ. 

    Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, cho biết trong một cuộc họp báo hồi đầu tháng này: “Trung Quốc là quốc gia duy nhất có tiềm năng địa chính trị để trở thành một thách thức đáng kể đối với Mỹ. Dựa trên dân số, công nghệ, nền kinh tế, nano và nhiều yếu tố lớn, Trung Quốc là thách thức địa chính trị lớn nhất đối với Mỹ". 

    Bích Thảo(Theo CNN) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lau-nam-goc-du-doan-suc-manh-quan-su-dang-gom-cua-trung-quoc-a558917.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan