+Aa-
    Zalo

    Loại cây rất quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, giúp "quét sạch" mỡ máu, được người châu Phi dùng để trị bệnh tim

    (ĐS&PL) - Củ sả hay cây sả nói chung là loại cây khá quen thuộc với chúng ta. Ngoài việc được sử dụng trong chế biến món ăn, củ sả còn mang lại tác dụng to lớn đối với sức khỏe con người.

    Sả là một loại cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Đông Nam Á và là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Thái Lan, Việt Nam… Hiện nay, sả còn được trồng ở châu Phi, Úc, Bắc và Nam Mỹ.

    Cây sả được biết đến là gia vị quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt Nam, giúp cho món ăn thêm đậm đà hơn. Điều đặc biệt là sả được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc tự nhiên cho các vấn đề về tiêu hóa, thần kinh và huyết áp cao, theo một bài viết được bác sĩ Ấn Độ Jabeen Begum bảo chứng.

    Theo một bài viết trên chuyên trang y tế Web MD, 28 gram sả chứa:

    - Calo: 30

    - Chất đạm: 1 gram

    - Chất béo: 0 gram

    - Carbohydrate: 7 gram

    - Chất xơ: 0 gram

    - Đường: 0 gram

    Ngoài ra, sả cũng chứa sắt, canxi và vitamin C. Sắt là thành phần thiết yếu của huyết sắc tố, một chất quan trọng giúp vận chuyển oxy từ phổi đến máu.

    Những công dụng của xả đối với sức khỏe

    Chống viêm và kháng nấm

    Một nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Hóa sinh, Khoa Y, Đại học Chiang Mai, Thái Lan cho thấy tinh dầu sả được pha loãng hoặc qua máy xông hơi có tác dụng chống viêm tại chỗ và kháng lại nấm Candida, C. Tropicalis và Aspergillus nige...

    loai cay rat quen thuoc trong am thuc viet nam giup quet sach mo mau duoc nguoi chau phi dung de tri benh tim 5
    Loại cây rất quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, giúp "quét sạch" mỡ máu, được người châu Phi dùng để trị bệnh tim.

    Giảm cholesterol

    Mỡ máu là tên gọi thông thường của lipid máu, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó thành phần quan trọng nhất là cholesterol. 

    Cholesterol cao có nghĩa là bạn có quá nhiều cholesterol trong máu. Quá nhiều cholesterol ‘xấu’ có thể làm tắc nghẽn động mạch, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

    Sả được sử dụng ở châu Phi như một phương pháp điều trị bệnh tim mạch vành. Một nghiên cứu đã cho chuột có mức cholesterol cao dùng chiết xuất sả trong 7 ngày. Kết quả là mức cholesterol ở những con chuột này đã giảm đáng kể.

    Ngăn mùi và cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể

    Hương thơm của sả kết hợp với tính kháng khuẩn, làm vô hiệu hóa các vi sinh vật gây mùi nên tinh dầu sả được sử dụng nhiều trong công nghiệp chất thơm, sản xuất nước hoa, xà phòng thơm… với mục đích kiểm soát mồ hôi quá nhiều và mùi cơ thể.

    Ngoài ra, sả còn có tác dụng kích thích sự trao đổi chất của cơ thể, ngăn ngừa sự tích tụ của chất béo không mong muốn, do đó làm săn chắc cơ thể và giúp hỗ trợ giảm cân.

    Ngăn ngừa ung thư

    Hợp chất citral trong cây sả có khả năng sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay cho trà.

    Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác còn cho thấy sả có chứa beta-carotene-1 là loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.

    Giảm đau và thư giãn

    Sử dụng sả có tác dụng giúp giảm đau do chứng đau nửa đầu và đau đầu liên quan đến sốt, cảm lạnh và cúm. Sả cũng được sử dụng để hỗ trợ chữa đau lưng, thấp khớp, bong gân và các chứng đau cơ thể khác.

    Bên cạnh đó, sả được sử dụng trong bồn tắm hoặc qua máy xông hơi có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau đầu, lo lắng và căng thẳng.

    Hỗ trợ điều trị nhiễm E. Coli

    Nhiễm vi khuẩn E. coli có thể gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm phổi. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất sả làm giảm độc tính của vi khuẩn E. coli một cách hiệu quả và có thể giúp điều trị nhiễm khuẩn trong đường tiêu hóa.

    Có lợi cho hệ thần kinh

    Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) ...

    Giảm huyết áp

    Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

    loai cay rat quen thuoc trong am thuc viet nam giup quet sach mo mau duoc nguoi chau phi dung de tri benh tim 6
    Loại cây rất quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, giúp "quét sạch" mỡ máu, được người châu Phi dùng để trị bệnh tim.

    Tác hại của cây sả khi sử dụng quá mức

    Gây nóng trong

    Nóng trong người là biểu hiện rõ nhất khi sử dụng cây sả quá mức, trong sả có chứa nhiều tinh dầu và thành phần methyl eugenol. Gây nên tình trạng nóng trong, làm cho cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu.

    Vậy nên, trước khi quyết định sử dụng một lượng lớn sả đưa vào cơ thể thì bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

    Dị ứng

    Trong sả có chứa nhiều chất tinh dầu, giúp kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng cây sả sẽ phản tác dụng ngược lại gây nên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng. Khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại cây này.

    Khó tiêu, táo bón

    Theo các chuyên gia, tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chậm tiêu hay đầy bụng. Tuy nhiên, việc sử dụng với lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ kích ứng đến thành dạ dày, nóng trong và co thắt ruột khiến cho việc tiêu hóa kém. Dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.

    Những lưu ý cần tránh để dùng sả an toàn

    Không nên uống tinh dầu sả hay ngửi trực tiếp: Nếu ngửi trực tiếp tinh dầu, bạn có thể gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi và gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu nuốt phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu sả.

    Phụ nữ mang thai không nên ăn sả: Khi mang thai không nên ăn sả hoặc các thực phẩm chứa sả, vì sả có tính kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai.

    Trong một số trường hợp hiếm hoi, tinh dầu sả đã gây ra các phản ứng dị ứng khi thoa lên da. Để giảm thiểu kích ứng da, hãy pha loãng dầu trong dầu nền như dầu cây rum hoặc dầu hạt hướng dương trước khi dùng. Như với tất cả các loại tinh dầu, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ và chỉ trong một thời gian nhất định

    Như Quỳnh (T/h)

     

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loai-cay-rat-quen-thuoc-trong-am-thuc-viet-nam-giup-quet-sach-mo-mau-duoc-nguoi-chau-phi-dung-de-tri-benh-tim-a598880.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan