+Aa-
    Zalo

    Ma túy “tem giấy” cần được ngăn chặn, xử lý nghiêm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Phó thủ tướng giao Bộ Công an triển khai các biện pháp, xử lý nghiêm trường hợp quảng bá, mua bán, dụ dỗ, lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng loại ma túy mới có.

    (ĐSPL) - Phó thủ tướng giao Bộ Công an triển khai các biện pháp, xử lý nghiêm trường hợp quảng bá, mua bán, dụ dỗ, lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng loại ma túy mới có tên gọi "tem giấy".

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vừa giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục cùng các địa phương triển khai biện pháp phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả đối với ma túy dưới hình thức "tem giấy", báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước tháng 10/2016, tin tức trên Vnexpress đăng tải.

    Vừa qua, báo chí đưa tin loại ma túy có hình thức "tem giấy" hay "bùa lưỡi" chứa chất LSD (một loại ma túy gây ảo giác) đang bủa vây trường học, đầu độc giới trẻ. Về việc này, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an địa phương tăng cường quản lý địa bàn, đặc biệt khu vực xung quanh trường học, xử lý nghiêm các trường hợp quảng bá, mua bán, dụ dỗ, lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng ma túy.

    Ảnh minh họa

    Cụ thể trên Tuổi trẻ đưa tin, theo yêu cầu của Phó thủ tướng, Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường quản lý địa bàn, đặc biệt khu vực xung quanh trường học, xử lý nghiêm các trường hợp quảng bá, mua bán, dụ dỗ, lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng ma túy.

    Bộ Giáo dục và đào tạo tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho học sinh, sinh viên và phụ huynh về tác hại và cách nhận biết các loại ma túy, đặc biệt là chất LSD; phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng chất gây nghiện, chất hướng thần trong trường học; kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn công tác phòng ngừa ma túy trong trường học ở một số địa bàn trọng điểm.

    Điều 200. Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)

    1. Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Vì động cơ đê hèn;

    d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên;

    đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai;

    e) Đối với nhiều người;

    g) Đối với người đang cai nghiện;

    h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

    k) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

    b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người;

    c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

    4. Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.


    H.N
    (Tổng hợp)
    Nguồn: Người đưa tin

    Xem thêm video:

    [mecloud]L9EK2C24yH[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ma-tuy-tem-giay-can-duoc-ngan-chan-xu-ly-nghiem-a162819.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.