+Aa-
    Zalo

    Mổ vịt phát hiện vật thể lạ, tưởng đồ bỏ hóa ra giá trị 300 tỷ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Người đàn ông tìm được vật thể lạ trong bụng vịt, tưởng là sỏi đá bỏ đi nhưng không ngờ lại có giá trị lên đến 300 tỷ.

    Những viên đá quý như kim cương, thạch anh loại hiếm vẫn thường có giá trị cao, thậm chí được định giá lên đến hàng tỷ đồng. Thế nhưng những viên đá quý như thế thường được tìm thấy ở những hầm mỏ hay vực xa xôi khó đặt chân đến chứ chẳng ai có thể nghĩ rằng một viên kim cương hàng trăm tỷ đồng lại nằm trong... cơ thể của một con vịt.

    Năm 1984, tại Hồ Nam, Trung Quốc có người nông dân Trần Bính An vốn nhanh nhẹn lại chăm chỉ. Anh sớm nhận ra rằng chỉ dựa vào trồng trọt thì khó mà khá lên. Vì thế Bính An chuyển sang chăn nuôi thêm gia cầm. Anh và vợ tính toán sẽ nuôi vịt, vì vợ anh vốn am hiểu về loài gia cầm này.

    vit nuot kim cuong 1
    Ảnh minh họa.

    Hai vợ chồng hết lòng chăm sóc cho đàn vịt, chờ chúng đẻ trứng là có thể đổi lấy gạo, lấy tiền. Có lần chẳng để ý, Bính An để một con vịt nuốt nhầm vật lạ cứng như đá. Sau vài hôm, thấy vịt vàng này có bộ dạng mệt mỏi, trong lòng anh có chút bất an, nhưng không dám nói cho vợ mình vì sợ sẽ bị mắng.

    Vài ngày sau, vợ Bính An thông báo sắp có người nhà đến thăm, dặn anh sáng sớm đến chuồng vịt lấy chút trứng vịt đi chợ bán, đổi thịt heo về làm rượu và thức ăn. Nào ngờ đến sáng, Bính An đi tới chuồng thì con vịt kia đã chết. Sợ vợ mắng, Bính An nghĩ: "Ta còn mua thịt heo gì, hầm một nồi canh vịt này, vừa giấu tội, vừa lấy lòng được người nhà vợ".

    Trong lúc làm thịt vịt, lấy nội tạng ra rửa, anh Bính An tìm thấy một cục đá bên trong. Viên đá này nhìn qua khá giống với một viên thủy tinh.

    vit nuot kim cuong 3
    Người đàn ông tìm thấy kim cương khi đang mổ một con vịt.

    Dù là viên đá thô, trong suốt nhưng Bính An cầm nó lên ngắm nghía cảm thấy rất mê hoặc. Sau đó anh đem khoe với vợ vừa phát hiện 1 viên thủy tinh trong bụng vịt. Tuy nhiên vợ anh Bính An lại chẳng để tâm, cô bảo anh mau vứt viên đá đi để dành thời gian tập trung nấu nướng.

    Bính An thấy vợ càm ràm, nhưng vẫn tiếc của viên đá đẹp nên đã lén bỏ nó vào túi rồi tiếp tục làm thịt vịt.

    Một ngày nọ, lúc rảnh rỗi, Bính An lại lấy viên đá ra nghiên cứu. Anh cảm thấy viên đá có kết cấu rất rõ ràng, trông không giống với bình thường.

    Bính An chợt nhớ ra, trước đây từng nhìn thấy một bức ảnh có viên đá thủy tinh tương tự như này trên một tờ báo. Anh nhanh chóng tìm lại nó và tiến hành so sánh. Quả thực, viên đá trong tay Bính An rất giống viên kim cương tự nhiên nặng 158,786 carat mà một cô gái nhặt được ở huyện Lâm Thuật, tỉnh Sơn Đông.

    vit nuot kim cuong 2
    Viên kim cương quý giá đã từng xuất hiện trên báo.

    Vì không chắc viên đá có phải là kim cương hay không, Bính An đã gửi nó đến một chuyên gia để kiểm tra. Phải đến 3 tháng sau, anh mới nhận được tin hồi âm từ chuyên gia.

    Vị chuyên gia sau khi đánh giá cẩn thận đã xác nhận rằng viên đá mà Bính An tìm thấy trong bụng con vịt là một viên kim cương. Hơn nữa đây còn là viên kim cương cao cấp. Bởi nó có độ sạch tuyệt đối, không có tạp chất bên trong hay tỳ vết gì ở bên ngoài khi soi dưới kính lúp phóng đại 10 lần. Vì thế, dựa theo nước của viên kim cương thì nó ở thang điểm D.

    vit nuot kim cuong 4
    Theo chuyên gia, viên đá trong bụng con vịt là kim cương nước D cực kỳ quý hiếm.

    Kim cương được chia ra làm hai nhóm: kim cương có màu và kim cương không màu. Trên thực tế, rất hiếm gặp một viên kim cương mà không có màu sắc. Màu sắc tự nhiên của kim cương thường là màu vàng, màu nâu hoặc màu xám. Nhờ đó, bảng màu kim cương bắt đầu xuất hiện.

    Theo tiêu chí của Viện Ngọc học Hoa Kỳ, nước của kim cương hay độ sạch của kim cương được xếp hạng theo các thang điểm từ D đến Z (Với D là gần như không màu và Z là vàng sẫm hoặc nâu nhạt). Những cấp độ liền kề của kim cương thường khó có thể phân biệt nhau bằng mắt thường.

    Kim cương được chia ra làm hai nhóm: kim cương có màu và kim cương không màu. Trên thực tế, rất hiếm gặp một viên kim cương mà không có màu sắc. Màu sắc tự nhiên của kim cương thường là màu vàng, màu nâu hoặc màu xám. Nhờ đó, bảng màu kim cương bắt đầu xuất hiện.

    Theo tiêu chí của Viện Ngọc học Hoa Kỳ, nước của kim cương hay độ sạch của kim cương được xếp hạng theo các thang điểm từ D đến Z (Với D là gần như không màu và Z là vàng sẫm hoặc nâu nhạt). Những cấp độ liền kề của kim cương thường khó có thể phân biệt nhau bằng mắt thường.

    Viên kim cương nước D nặng tới nặng 158,786 carat của Bính An được định giá lên tới gần 90 triệu NDT (hơn 300 tỷ đồng).

    Linh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mo-vit-phat-hien-vat-the-la-tuong-do-bo-hoa-ra-gia-tri-300-ty-a574269.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan