+Aa-
    Zalo

    Ngày 22/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi)

    (ĐS&PL) - Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 22/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

    Theo báo Tin tức, trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia.

    Sau đó Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Viễn Thông (sửa đổi). Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

    Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024.

    Tiếp đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

    Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Công an giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

    ngay 226 quoc hoi thao luan ve du an luat vien thong sua doi
    Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ảnh: VTV

    Theo tờ Công Thương, Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) gồm 10 chương và 74 điều. Việc xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.

    Đồng thời, khắc phục những vấn đề vướng mắc về thể chế, lỗ hổng chính sách, bất cập trong các quy định của Luật Viễn thông 2009 và các quy địnhpháp luật có liên quan đến hoạt động viễn thông gây hạn chế quá trình phát triển.

    Bên cạnh đó, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của Luật này với hệ thống pháp luật, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Bổ sung quy định đối với các nội dung mới, phù hợp với xu thế phát triển viễn thông, xu thế hội tụ, hình thành hạ tầng số - hạ tầng của nền kinh tế số.

    Trước đó, sáng 2/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).

    Nêu các vấn đề mới cần quy định để thúc đẩy phát triển viễn thông, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, xu hướng phát triển rất nhanh của viễn thông chuyển đổi thành hạ tầng số với sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ, mô hình kinh doanh mới đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện quy định quản lý để thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, phổ cập và tiết kiệm năng lượng, hình thành hạ tầng số.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngay-226-quoc-hoi-thao-luan-ve-du-an-luat-vien-thong-sua-doi-a579833.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan