+Aa-
    Zalo

    Người đàn ông dùng tay bắt rắn cạp nia, bị cắn liệt tứ chi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Dùng tay bắt sống con rắn cạp nia bỏ vào túi không may người đàn ông bị rắn cắn vào tay phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi.

    (ĐSPL) - Dùng tay bắt sống con rắn cạp nia bỏ vào túi, không may người đàn ông bị rắn cắn vào tay phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi.

    Liên quan đến vụ việc bệnh nhân Hồ Văn Hợi (55 tuổi, trú xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị rắn cạp nia cắn vào tối ngày 19/10, sáng nay, Bác sĩ Vũ Ngọc Lân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết trên báo Người lao động: sau 10 ngày điều trị tại bênh viện sức khỏe bệnh nhân Hợi vẫn chưa qua cơn nguy kịch, hiện phía bệnh viện vẫn đang tích cực dùng các biện pháp để điều trị cho bệnh nhân.

    Người đàn ông dùng tay bắt rắn cạp nia, bị cắn liệt tứ chi

    Ông Hợi đang được điều trị tại bệnh viện (Ảnh Người lao động).

    Bản tin trên VOV dẫn lời người nhà nạn nhân cho biết, trước đó, vào tối 19/10, ông Lợi đi bắt cua ở ngoài đồng thì nhìn thấy con rắn đen trắng (còn gọi là rắn cạp nia). Do con rắn này bán có giá trị nên ông Hợi đã dùng bắt rồi bỏ vào túi bằng vải thì không may bị con rắn cắn vào ngón tay giữa.

    Bị rắn độc cắn, ông Hợi hốt hoảng chạy về nhà thì bắt đầu có biểu hiện nôn mửa, chóng mặt.

    Ngay sau đó, người nhà đã rửa vết thương, nặn máu rồi tức tốc đưa ông Hợi đi trạm xá xã. Sau khi được sơ cứu, nạn nhân Hợi tiếp tục được chuyển vào bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An để cấp cứu.

    Đến rạng sáng 20/10, ông Hợi được người nhà chuyển vào bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An trong tình trạng rối loạn cơ hô hấp, nhịp thở hỗn loạn; liệt tứ chi, liệt hô hấp và các cơ khớp, không tự thở được, đồng tử giản mạnh. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, nạn nhân bắt đầu có biểu hiện xấu đi, rất nguy kịch.

    Tại bệnh viện, các bác sĩ đã cho bệnh nhân thở máy rồi đưa thẳng vào khoa hồi sức tích cực chống độc điều trị. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành truyền dịch để đào thải chất độc đồng thời sử dụng các thiết bị máy hỗ trợ để điều trị cho bệnh nhân.

    Theo bác sĩ Trần Phương - Khoa hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết, bệnh viện sẽ tiếp tục thông khí, dùng máy tạo thở và thuốc để đào thải chất độc của rắn ra ngoài.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-dan-ong-dung-tay-bat-ran-cap-nia-bi-can-liet-tu-chi-a66380.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan