+Aa-
    Zalo

    Phong tục đón Tết “độc nhất” của các dân tộc Việt Nam

    (ĐS&PL) - Mỗi dịp Tết đến xuân về, đồng bào các dân tộc Việt Nam lại có những phong tục rất độc đáo để đón Tết cổ truyền, mừng năm mới. Mỗi phong tục đã góp phần tạo nên những bản sắc văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú trong bức tranh toàn cảnh Tết của Việt Nam.

    Người Thái và tục gọi hồn

    Nhắc đến phong tục ngày Tết của người Thái, không thể không nhắc đến phong tục gọi hồn. Diễn ra vào tối ngày 29 và 30, mỗi gia đình thịt 2 con gà, một để cúng tổ tiên, một là để gọi hồn cho mọi người trong nhà.

    Để gọi hồn, thầy cúng lấy một cái áo của mỗi người trong gia đình, bó lại một đầu với nhau, vắt lên vai, tay thầy cầm một cây củi đang cháy, rồi mang ra đầu làng gọi hồn hai ba lần, sau đó về chân cầu thang lại gọi một lần nữa.

    Xong việc, thầy cúng đích thân buộc một sợi chỉ đen vào tay mỗi thành viên gia đình để trừ tà, sợi chỉ đó phải để tự đứt, nếu dứt đứt thì chủ nhân dễ bị ốm.

    Vào đêm ngày 30, sau lễ cúng giao thừa bằng thịt, bánh, các đồ thổ cẩm, bạc...gia đình nào có chiêng hay cồng thì mang ra gõ tại nhà.

    Người Thái còn có tục “Pông Chay” vào đêm giao thừa, tức là mọi người sẽ không ngủ mà cùng quây quần bên bếp lửa, chuẩn bị một món ăn nào đó hoặc đơn giản là chuyện trò với nhau để trải qua khoảnh khắc thiêng liêng ấy.

    phong tuc don tet doc nhat cua cac dan toc viet nam2
    Theo quan niệm của người Thái, nếu ai bóc được chiếc bánh chưng đen đầu tiên sẽ may mắn cả năm - Nguồn: Đảng cộng sản.

    Theo đó, vào đêm giao thừa cả nhà thường không ai ngủ, đèn luôn thắp sáng, hương nhang không được tàn. Các thành viên trong gia đình ngồi quanh bếp lửa, làm các loại bánh trái như bánh ít, bánh rán, đồ cá...

    Thỉnh thoảng chủ nhà sẽ đánh ba tiếng chiêng báo hiệu giờ giao thừa sắp đến. Đúng thời khắc giao thừa, các loại bánh trái, xôi đồ, cá khô, xôi cốm,... hai cơi trầu (mỗi cơi 8 miếng); một ấm trà xanh, rót 8 chén rượu, tất cả được xếp vào thúng. Người vợ mở hòm lấy các loại vải thổ cẩm, khăn váy, quần áo mới, vòng tay, bạc nén...

    Những thứ đồ đó được đem đặt tại bàn thờ ma nhà. Khăn mũ chỉnh tề, chủ nhà kính cẩn đọc bài cúng "chào đón tổ tiên xuống tề tựu".

    Sáng mùng 1, các gia đình sẽ ra suối để lấy nước mát về mong may mắn cả năm. Và đến chiều, tất thảy già trẻ gái trai đều gội đầu để gột trôi hết mọi xui xẻo, vất vả của năm cũ, đón chờ những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

    Người Lô Lô và tục "ăn trộm lấy may"

    Người dân tộc Lô Lô ở Hà Giang quan niệm rằng thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì cho năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy trộm cầu may nhưng không lấy nhiều hay lấy những vật có giá trị.

    Với người Lô Lô sống ở huyện Đồng Văn, họ thường sẽ lấy trộm mỗi thứ 12 cái, tượng trưng cho 12 tháng trong năm.

    Còn với người Lô Lô ở Mèo Vạc thì số may mắn là số 3, có thể lấy trộm 3 củ tỏi, 3 lá rau. Điều thú vị là khi đi lấy trộm vào đêm giao thừa, họ sẽ không rủ nhau mà lặng lẽ không để chủ nhà bắt được.

    phong tuc don tet doc nhat cua cac dan toc viet nam8
    Người Lô Lô có tục đi ăn trộm lấy may ngày Tết - Nguồn: VTC.

    Người H'mông và tục "vỗ mông tỏ tình"

    Theo văn hóa của người Việt thì việc vỗ mông người khác được cho là hành vi khiếm nhã. Thế nhưng đối với người người H'mông vào dịp Tết, đây là một nét văn hóa riêng.

    Cụ thể, vào mùng 2 Tết Nguyên đán, trong lễ hội Sài Sán, ngoài những hoạt động vui chơi thú vị thì nam thanh nữ tú còn tranh thủ vỗ mông nhau để… "thoát ế".

    Trong lễ hội đó, nếu để ý cô gái nào đó, chàng trai có quyền tiến tới để vỗ mông thay cho lời tỏ tình. Cứ thế, nếu thích anh chàng vừa vỗ mông mình thì cô gái vỗ lại chứng tỏ đã đồng ý. Cứ thế cả hai sẽ vỗ qua vỗ lại đủ 9 lần, ngầm hiểu rằng, cả hai đã thuộc về nhau. 

    phong tuc don tet doc nhat cua cac dan toc viet nam7
    Chàng trai Mộng "vỗ mông" bắt vợ trong ngày du xuân năm mới - Nguồn: VTC.

    Người Mường gọi trâu về ăn Tết

    Giống như nhiều dân tộc khác sống trên đất nước Việt Nam, phong tục đón Tết Nguyên đán được người Mường coi là một trong những lễ hội lớn của năm.

    Tuy nhiên, trong ngày Tết, bên cạnh những phong tục truyền thông như gói bánh chưng, thờ cúng tổ tiên, người Mường còn có những điều khác biệt, mang đậm bản sắc riêng.

    Từ mấy ngày trước Tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Họ tin rằng, đó là cách trả ơn vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ cấy cày.

    phong tuc don tet doc nhat cua cac dan toc viet nam5
    Tục gọi trâu về ăn Tết của người Mường - Nguồn: VTC.

    Người Dao và tục Tết Nhảy

    Với quan niệm ngày Tết, mùa xuân là dịp để bà con buôn làng vui chơi, thăm hỏi và chúc nhau một năm mới tốt lành nên ở các tộc người Dao đã xuất hiện tục Tết Nhảy để thể hiện hết những mong ước trên.

    Không chỉ mang đến một năm mới tràn ngập sức sống, Tết Nhảy còn giúp người Dao được dịp rèn luyện thể chất dẻo dai, cơ thể săn chắc để chuẩn bị cho những vụ mùa mới đang chờ đợi ở phía trước.

    phong tuc don tet doc nhat cua cac dan toc viet nam3
    Người Dao tổ chức nhảy múa trong tiếng trống, để tỏ lòng biết ơn trời đất, tổ tiên và cầu mong một năm mới mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy sân, trâu, lợn đầy đàn.

    Những người tham gia Tết Nhảy sẽ tham gia hết mình không kể ngày đêm, ai kiệt sức thì nghỉ ngơi để hồi lại và tiếp tục cuộc vui.

    Mỗi dịp Tết Nhảy mọi người sẽ múa, nhảy lần lượt hàng trăm điệu khác nhau trên nền tiếng chuông, trống rộn rã sức xuân.

    Người Tây Nguyên và tục "bắt chồng"

    Nếu như các dân tộc vùng núi phía Bắc có tục “bắt vợ” thì các dân tộc ở Tây Nguyên cũng có tục “bắt chồng”.

    Vui trong tiết xuân tràn trề nhựa sống, say trong ché rượu cần ấm nồng tình lứa đôi, các chàng trai cô gái có tình ý với nhau sẽ ra dấu để nàng chuẩn bị “bắt chàng” về chung nhà.

    phong tuc don tet doc nhat cua cac dan toc viet nam1
     Tái hiện Lễ bắt chồng của các cô gái dân tộc Chu ru - Nguồn: Đảng cộng sản.

    Vào “đêm thiêng”, cô gái sẽ cùng 10 người thân tộc sang nhà chàng trai để đưa sính lễ và ngỏ ý cầu thân. Nếu cha mẹ đồng ý thì coi như hai người đã trở thành vợ chồng, còn không thì cũng khéo léo từ chối để bên nhà gái không bị bẽ mặt.

    Lễ hội bắt chồng của người Chu Ru, Cil, Cơ Ho… hiện vẫn còn được lưu giữ ở nhiều bản làng Tây Nguyên, tạo thêm nét độc đáo hấp dẫn trên vùng đất với nhiều huyền thoại của núi rừng.

    Phương Linh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phong-tuc-don-tet-doc-nhat-cua-cac-dan-toc-viet-nam-a561975.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Gần 30 năm “Thắp sáng ước mơ” cho học sinh dân tộc thiểu số

    Gần 30 năm “Thắp sáng ước mơ” cho học sinh dân tộc thiểu số

    Đã gần nửa đời người, cô giáo Đào Thị Minh Thúy (Trường Hữu Nghị T78) vẫn lặng thầm cống hiến, miệt mài truyền trao kiến thức để mang đến những mầm xanh hy vọng trên những mảnh đất khô cằn, thắp sáng ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc tại Thủ đô.