+Aa-
    Zalo

    Rạn nhân tạo lần đầu tiên được thả tại Nghệ An

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sáng ngày 6/9, Ban quản lý dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Nghệ An phối hợp với Sở NN&PTNT và Chi cục KT&BVNLTS tổ chức lễ thả rạn nhân tạo dự án CRSD

    (ĐSPL) - Sáng ngày 6/9, lễ thả rạn nhân tạo dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) đã diễn ra tại vùng biển xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).

    Lễ thả rạn nhân tạo được Ban quản lý dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững Nghệ An, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cùng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An phối hợp tổ chức. 

    Rạn nhân tạo là các nhóm hay tập hợp của bất kỳ các chất hay vật liệu nào được thả xuống đáy biển nhằm tăng cường hoặc bổ sung nơi cư trú cho cá và các loài hải sản khác sinh sống.

    Lễ thả rạn nhân tạo được diễn ra tại vùng biển xã Quỳnh Long (Quỳnh Lưu)

    Ở những vùng bị đe doạ do khai thác quá mức, rạn nhân tạo là một trong những biện pháp của các nhà quản lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế các phương tiện đánh bắt vùng gần bờ làm phá hoại hệ sinh thái như lưới rê, lưới kéo, lưới vây.

    Có rất nhiều dạng vật liệu được dùng để cấu thành nên rạn nhân tạo như lốp cao su cũ, cấu kiện bê tông, xác tàu đắm, xe đạp hỏng... Những kiểu rạn nhân tạo này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới với các mục đích sử dụng khác nhau như: thu hút nguồn lợi cá, giàn nuôi nhuyễn thể, hạn chế đánh bắt bằng lưới kéo, lưới rê khai thác vùng gần bờ, tạo nơi sinh cư mới cho tôm hùm, câu giải trí, lặn thể thao, tăng cường khả năng khai thác nguồn lợi, tăng năng xuất sinh học ở vùng cấm đánh bắt tại rạn nhân tạo, tăng cường khả năng khai thác nguồn lợi thay thế các rạn san hô bị phá hủy,.v.v...

    Theo số liệu thống kê cho thấy, sản lượng khai thác cá bình quân trong một năm tại một số rạn nhân tạo cao hơn rõ rệt so với các rạn tự nhiên hoặc trong các rạn san hô. Tuy nhiên, việc thiết lập các rạn nhân tạo có chi phí và giá thành cao so với việc khoanh vùng bảo vệ tạo ra các khu dự trữ, bảo tồn biển.

    Thả phao tín hiệu cho tàu thuyền biết khi đến gần khu vực thả rạn nhân tạo

    Theo đó, những năm gần đây, số lượng tàu thuyền trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói riêng và các vùng biển của tỉnh Nghệ An nói chung phát triển với số lượng lớn. Do vậy, việc khai thác nguồn lợi hải sản ven bờ ngày dần cạn kiệt.

    Để bảo vệ và tái tạo các loại thủy hải sản dưới biển, Ban quản lý dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững, Nghệ An đã thả 86 rạn nhân tạo thuộc vùng biển xã Quỳnh Long, cách bờ biển 2,5 hải lý, có độ sâu 8m. Qua đó, nhằm tạo nơi trú ngụ, ẩn nấp, sinh sản và phát triển, làm nền tảng cho các loài hải sản phát triển theo chuỗi mắt xích thức ăn tự nhiên. Hơn nữa, hạn chế được tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ và các phương tiện đánh bắt giã cào.

    Thông qua việc thả rạn, bên cạnh chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng nêu cao công tác bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản mà còn ý thức cho bà con ngư dân trong việc khai thác kinh tế biển gắn với bảo vệ nguồn lợi hải sản một cách bền vững, để góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

    Đồng chí Trần Hữu Tiến - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An cùng đoàn đang theo dĩ thả rạn

    Được biết, ở Việt Nam, việc thả rạn nhân tạo mới được tiến hành thử nghiệm trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trong đó, thử nghiệm thả rạn nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam là ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) với hình thức Rạn Trào. Đây là dự án hợp tác với IMA với mục tiêu bảo tồn nguồn lợi dựa trên cơ sở cộng đồng.

    Đến năm 2003 - 2004, Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành thử nghiệm thả rạn nhân tạo tại khu vực Cát Bà với mục đích phục hồi hệ sinh thái rạn san hô. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy việc thả rạn nhân tạo là một hướng đi mới, có nhiều triển vọng nhằm bảo vệ và phục hồi nguồn lợi hải sản. Tuy nhiên, việc thả rạn nhân tạo ở Việt Nam mới chỉ thực hiện mang tính thăm dò trong thời gian ngắn, với quy mô nhỏ và tập trung chủ yếu vào việc thử nghiệm phục hồi quần xã san hô chứ chưa được thực sự quan tâm đến việc phục hồi và tăng cường các nguồn lợi sinh vật biển khác.

    Buôi lễ thả rạn nhân tạo xuống biển Quỳnh Long đã diễn ra thành công tốt đẹp

    Kết quả thử nghiệm thả rạn nhân tạo tại vùng biển Cát Bà cho thấy, tốc độ bám của san hô lên rạn nhân tạo khá nhanh đặc biệt là trong khoảng thời gian sau khi thả rạn từ tháng 5 đến tháng 8.

    NGỌC TUẤN

    Xem thêm video: 

    [mecloud]l2zlF2OJhD[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ran-nhan-tao-lan-dau-tien-duoc-tha-tai-nghe-an-a109558.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.