+Aa-
    Zalo

    Sản phẩm thuốc lá mới nào đang thu hút sự quan tâm của xã hội?

    (ĐS&PL) - Tuy giống thuốc lá điếu ở nguyên liệu, đó là được sản xuất là từ cây, lá thuốc lá, nhưng thuốc lá làm nóng (TLLN) lại không dùng bật lửa để trực tiếp đốt điếu thuốc mà dùng thiết bị điện tử để làm nóng thuốc lá trước khi hút.

    Quá trình làm nóng thay vì đốt cháy này đã được khoa học xác minh làm giảm đáng kể hàm lượng các chất gây hại so với thuốc lá điếu. Chính vì vậy, sản phẩm này đã được 184/193 nước thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép hiện diện tại quốc gia của họ và được dùng như là công cụ để kiểm soát thuốc lá điếu.  

    Hàm lượng nhựa thuốc lá trong thuốc lá làm nóng: Thấp như không có

    Các nghiên cứu khoa học cho thấy có khoảng 100 chất độc do khói của thuốc lá điếu đốt cháy tạo ra, chứ không phải do nicotine. Trong đó, nhựa thuốc lá (chất cặn nâu vàng thường bám lên răng, dễ thấy ở người hút thuốc lâu năm) do khói thuốc lá điếu tạo ra chính là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến hút thuốc, bao gồm cả ung thư.

    Sau khi nghiên cứu, đánh giá về TLLN, cuối năm 2020 Bộ Khoa học - Công nghệ đã công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho sản phẩm này, được xây dựng bởi Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 126/SC 3 Thuốc lá thế hệ mới. Theo đó, TLLN đã qua quá trình đặc chế nên hàm lượng nhựa thuốc lá (chất có hại cho người hút thuốc) rất thấp và hầu như không đáng kể. Vì vậy, TLLN không có các quy định bắt buộc về mức độ nhựa thuốc lá, trong khi đối với thuốc lá điếu, yêu cầu này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe người dùng. Hiện Bộ Y tế yêu cầu mức độ nhựa thuốc lá là 16,0 mg/khói của 1 điếu thuốc lá thông thường.

    Không có mô tả.Năm 2020, Bộ Khoa học - Công nghệ đã công bố 3 tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học - Công nghệ đã công bố cho sản phẩm thuốc lá làm nóng

    Ngoài ra, công bố còn đề cập độ ẩm của thuốc lá làm nóng cao hơn nhiều so với độ ẩm của thuốc lá điếu, do sản phẩm thuốc lá làm nóng được đặc chế để tạo các sol khí (khí dung) mà không tạo khói như thuốc lá điếu. Với thuốc lá điếu, độ ẩm cao sẽ gây ẩm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng; nhưng với thuốc lá làm nóng, cũng do quá trình đặc chế nên mặc dù độ ẩm cao nhưng hoạt độ nước (tương ứng với lượng nước tự do) vẫn thấp, nên vi sinh vật và nấm mốc bị ức chế.

    Các tiêu chuẩn trong nước do Bộ Khoa học Công nghệ công bố được nghiên cứu được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO (Tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế), CORESTA (Tiêu chuẩn của Trung tâm Hợp tác Khoa học Thuốc lá), PAS (Tiêu chuẩn của Anh), GOSТ (Tiêu chuẩn của Liên bang Nga), ST RK (Tiêu chuẩn của Kazakhstan)... 

    Do có nhiều lợi điểm hơn so với thuốc lá điếu nên nhiều quốc gia nới lỏng quy định cho TLLN so với thuốc lá điếu, nhằm thúc đẩy người hút giảm hút thuốc lá điếu và tăng sử dụng TLLN. Ví dụ, chính phủ Nhật Bản quy định TLLN chịu sự quản lý của Bộ Tài chính theo khung pháp lý quy định ít hạn chế hơn so với thuốc lá điếu, bao gồm từ mức thuế thấp hơn, nhãn cảnh báo sức khỏe đơn giản hơn (không có hình ảnh bệnh tật) đến danh sách các khu vực cấm sử dụng. 

    Về cơ chế làm nóng thay vì đốt cháy của TLLN, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP HCM nhận định: nguyên lý này làm giảm hàm lượng các chất độc hại đến 90% so với thuốc lá điếu đốt cháy thông thường.

    Giảm nguy cơ gây hại cho cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ

    Cho đến nay, Việt Nam và một số quốc gia khác đang cân nhắc việc cho phép bán TLLN vì cho rằng chúng có thể thu hút giới trẻ. Lo ngại này cũng đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xem xét cẩn thận trước khi quyết định cho phép một số sản phẩm TLLN được kinh doanh trên thị trường Mỹ với chỉ định rõ là sản phẩm thuốc lá giảm phơi nhiễm của cơ thể người dùng với các chất có hại.

    Đại diện FDA, TS. Priscilla Callahan-Lyon cho biết, có sự khác biệt giữa các sản phẩm TLLN được FDA chấp thuận là thiết bị làm nóng này có kích cỡ lớn hơn hầu hết các loại thuốc lá điện tử (TLĐT), đồng thời mức độ hấp dẫn giới trẻ là rất thấp. Vì vậy  TS. Lyon nhận định, nguy cơ thanh thiếu niên bắt đầu sử dụng TLLN thấp hơn đáng kể (so với TLĐT). Ngoài ra, sản phẩm này không có mùi hương đa dạng thu hút giới trẻ (mùi trái cây, mùi kẹo…) như TLĐT.

    Theo báo cáo mới nhất năm 2022 từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khả năng tiếp cận TLLN của những người trẻ tuổi ở Hoa Kỳ là rất thấp, chỉ trên dưới 1% đối với cả học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

    Tương tự tại Nhật Bản, cuộc khảo sát năm 2018 với 60.000 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông cho thấy: chỉ có 0,1% người sử dụng TLLN thường xuyên, và họ đều hút thuốc lá điếu trước đó.

    Ngoài ra, Tổ chức chống thuốc lá ASH ở Anh đã công bố kết quả của 5 cuộc khảo sát quy mô lớn đối với thanh thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi được thực hiện từ năm 2015 đến 2017, và phát hiện ra rằng “hầu hết người trẻ tuổi chỉ trải nghiệm sử dụng TLTHM và không trở thành người dùng thường xuyên”.

    Tại Việt Nam, TLLN được du nhập từ sau khi có Luật Phòng chống tác hại thuốc lá năm 2012, vì vậy việc quản lý mặt hàng này vẫn chưa được thống nhất giữa các bộ, ngành. Tuy nhiên, hầu hết các bộ ngành liên quan, trong đó có cơ quan thẩm định pháp lý là Bộ Tư pháp, đều đồng ý rằng, cây thuốc lá là nguyên liệu của cả TLLN và thuốc lá điếu thông thường. Như vậy, TLLN đã thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiện hành theo định nghĩa về sản phẩm thuốc lá.

    Không có mô tả.
    Ông Hải khẳng định, thuốc lá làm nóng sản phẩm thuốc lá vì được chế tạo từ nguyên liệu thuốc lá dưới dạng mẩu thuốc, sau đó lắp vào thiết bị để hút

    Ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, đại diện Bộ Tư pháp nhấn mạnh: “Đối với TLLN thì chúng tôi khẳng định đó là sản phẩm thuốc lá vì được chế tạo từ nguyên liệu thuốc lá dưới dạng mẩu thuốc, sau đó lắp vào thiết bị để hút. Thay vì đốt cháy điếu thuốc thì thiết bị này sẽ làm nóng nguyên liệu thuốc lá. Cho nên việc nói có rào cản pháp lý đối với việc đưa sản phẩm này vào quản lý là không đúng”. Qua đó, ông Hải đề xuất các bộ ngành còn lại cần thống nhất ngay với Bộ Công thương về hướng quản lý TLLN nói riêng và thuốc lá mới nói chung để sớm trình Chính phủ xem xét và ban hành. 

    Phú Nhân

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/san-pham-thuoc-la-moi-nao-dang-thu-hut-su-quan-tam-cua-xa-hoi-a577063.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.