+Aa-
    Zalo

    Sáng nay (8/11), Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

    (ĐS&PL) - Sáng nay (8/11), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có thời gian khoảng 70 phút vừa trình bày báo cáo, vừa trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Nếu không đủ thời gian trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu, Thủ tướng sau đó sẽ trả lời bằng văn bản.

    Theo tin tức thời sự trên báo Dân trí, từ 9h50 đến 11h ngày 8/11, sau phiên chất vấn các bộ trưởng phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

    sang nay 8 11 thu tuong pham minh chinh tra loi chat van truoc quoc hoi 1
    Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội trong sáng nay. Ảnh: VTV

    Theo thông lệ, người đứng đầu Chính phủ sẽ có khoảng 70 phút vừa trình bày báo cáo, vừa trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Nếu không đủ thời gian trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu, Thủ tướng sau đó sẽ trả lời bằng văn bản.

    Trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn có mặt trên hàng ghế đầu trong hội trường Diên Hồng và lắng nghe, ghi chép ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

    Trước đó, ngày 7/11, có 2 đại biểu Quốc hội đã gửi câu hỏi chất vấn tới người đứng đầu Chính phủ.

    Theo đó, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) gửi tới Thủ tướng Phạm Minh Chính 1 câu hỏi dài liên quan đến việc thực hiện yêu cầu về hoàn thiện thể chế nêu tại Nghị quyết số 134 của Quốc hội khóa XIV.

    Bà Thủy cho biết nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội nói vui rằng nhiệm kỳ này là nhiệm kỳ của thí điểm. Việc thực hiện thí điểm tuy có mặt tích cực là giúp kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật, song cũng tạo ra sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật.

    Từ đây, gây ra tâm lý bất ổn định, không bình đẳng trong thực thi pháp luật giữa các địa phương, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.

    "Việc trình Quốc hội thông qua các nghị quyết về thực hiện thí điểm quá nhiều cơ chế, chính sách pháp luật như vừa qua có phải là biểu hiện bất cập, thiếu chủ động trong tầm nhìn và về năng lực đề xuất xây dựng chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan hay không?", nữ đại biểu chất vấn.

    Đại biểu Nguyễn Phương Thủycũng hỏi Thủ tướng: "Với các chính sách đang thực hiện thí điểm, nếu thấy có tác dụng hiệu quả tốt, tại sao Chính phủ không khẩn trương xây dựng trình Quốc hội sửa đổi luật để áp dụng thống nhất mà vẫn tiếp tục đề xuất chỉ mở rộng phạm vi thực hiện thí điểm trong một số dự án hay địa phương cụ thể. Như vậy liệu có tạo kẽ hở cho tham nhũng về chính sách hình thành cơ chế xin - cho hay không?".

    Câu hỏi lớn này đang chờ người đứng đầu Chính phủ giải đáp trong phiên chất vấn sáng nay.

    Hoa hậu Ý Nhi, phim Đất rừng Phương Nam bị “dập tơi tả”

    Ngoài ra, còn có đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP.HCM) chất vấn Thủ tướng 1 câu hỏi có liên quan tới cả Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: "Giải pháp nào để bảo vệ cá nhân và tổ chức khi bị cộng đồng mạng bạo hành? Ví dụ, hoa hậu Ý Nhi và phim Đất rừng phương Nam bị cộng đồng mạng dập cho tơi bời, lúc đó ai bảo vệ họ và cách bảo vệ như thế nào? Hay phải chờ họ khiếu nại, kiến nghị và làm đơn?"

    Theo báo Tuổi trẻ, trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay quy định pháp luật về quản lý mạng xã hội đã được sửa đổi tại Nghị định 72 để quản lý căn bản, trong đó có vấn đề xâm hại đời tư. Dự kiến Chính phủ sẽ ban hành vào tháng 11, 12 tới. 

    Cùng đó là việc xây dựng cơ chế, thiết chế để hỗ trợ người dân, ông Hùng cho hay bộ đã thành lập trung tâm xử lý tin giả, thông tin xâm hại người dân. Các địa phương cần thành lập các trung tâm này để xử lý sâu hơn, nên Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến sẽ ban hành quy định về việc này. 

    Ngoài ra, để thực thi pháp luật nghiêm minh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đã phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm, xử lý hình sự một số vụ việc mang tính trọng tâm, đơn cử vừa rồi đã đưa ra xét xử vụ việc bà Phương Hằng, nhằm răn đe chung.

    sang nay 8 11 thu tuong pham minh chinh tra loi chat van truoc quoc hoi 3
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trò chuyện bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Dân trí

    Trả lời thêm về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ trách nhiệm chính về quản lý nhà nước với không gian mạng là Bộ Thông tin và Truyền thông. 

    Thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để tháo gỡ, ngăn chặn các thông tin xấu độc ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

    Đối với tác động của văn nghệ sĩ trên mạng xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói bộ đã ban hành quy tắc ứng xử cho đội ngũ làm công tác nghệ thuật.

    Riêng về bộ phim Đất rừng phương Nam, ông Hùng nói theo quy định của Luật Điện ảnh, hội đồng thẩm định đã họp để xem xét cấp phép, và đánh giá bộ phim này không vi phạm pháp luật về điện ảnh. 

    "Đối với việc dư luận cho rằng bộ phim 'có biểu hiện này, biểu hiện khác', đó là các dư luận chưa thật chuẩn xác, cần xem xét, tính toán xử lý theo quy định hiện hành nếu có xúc phạm, bôi xấu", ông Hùng nói.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sang-nay-8-11-thu-tuong-pham-minh-chinh-tra-loi-chat-van-truoc-quoc-hoi-a598557.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đại biểu chất vấn

    Đại biểu chất vấn "giải pháp cải thiện tiền lương cho nhân viên trường học", Bộ trưởng Nội vụ nói gì?

    Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ đề nghị địa phương tổng rà soát nhân viên trường học, có phương án sắp xếp đúng danh mục vị trí việc làm để cải cách tiền lương với nhóm này. "Họ là viên chức, không được hưởng phụ cấp công vụ 25%, nên nếu cải cách tiền lương mới có thể sẽ bị thiệt thòi.