+Aa-
    Zalo

    Sao Hoa ngữ điêu đứng vì quảng cáo lừa đảo, sản phẩm kém chất lượng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi vướng scandal liên quan tới vi phạm quy định quảng cáo, những người nổi tiếng thường đưa ra lời xin lỗi, song, tai tiếng này là vết nhơ khó bỏ trong lý lịch nghệ sĩ.

    Sao Hoa ngữ điêu đứng vì quảng cáo lừa đảo, sản phẩm kém chất lượng

    Hoa Vũ

    Khi vướng scandal liên quan tới vi phạm quy định quảng cáo, sao Hoa ngữ thường đưa ra lời xin lỗi, song, tai tiếng này là vết nhơ khó bỏ trong lý lịch nghệ sĩ của họ.

    Theo Sohu, nhận quảng cáo là sự lựa chọn tiện lợi và nhanh chóng nhất của sao Hoa ngữ hiện nay. Một nghệ sĩ có thể nhận hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu nhân dân tệ (NDT) phí quảng cáo chỉ với một vài lời nói hay để đối tác sử dụng hình ảnh. Do đó, không ít ngôi sao chẳng ngần ngại tiêu thụ sự nổi tiếng của mình vì lợi nhuận, dù chưa tìm hiểu, chứng thực sự hiệu quả của sản phẩm.

    “Loạn quảng cáo” trong showbiz Hoa Ngữ

    Tháng 5/2021, Cục Kinh tế Thượng Hải đã triệt phá băng nhóm lừa đảo núp bóng dưới thương hiệu trà sữa do nữ diễn viên Mã Y Lợi làm người phát ngôn, đại diện thương hiệu, bắt giữ 90 nghi phạm và thu giữ số tang vật tổng giá trị lên tới hơn 700 triệu NDT (hơn 2.300 tỷ đồng).

    Theo bản án của cơ quan chức năng, băng nhóm này đã lập trang web giả, làm giả giấy ủy quyền, thuê người dàn cảnh để thu hút sự chú ý và lôi kéo nhà đầu tư với phí nhượng quyền 100.000 NDT (hơn 330 triệu) cho một người và có ít nhất 7.000 nạn nhân đã bị lừa tính đến thời điểm vụ án được phá.

    Bà Cao, một trong số người bị hại chia sẻ, nhãn hiệu trà sữa lợi dụng danh tiếng của Mã Y Lợi tạo dựng lòng tin, hứa hẹn trả tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 8%.

    Sau sự việc, đại diện của nữ nghệ sĩ tuyên bố đã đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế với thương hiệu trà sữa. Cô cho biết sẵn sàng tiếp nhận, hợp tác điều tra với cơ quan chức năng, đồng thời gửi lời xin lỗi đến khán giả.

    2 năm trước, một ứng dụng quản lý tài chính do MC Uông Hàm làm người đại diện đã "phát nổ", khiến 370.000 người dùng bị lừa với số tiền lên tới hơn 20 tỷ NDT (hơn 66.000 tỷ đồng).

    Khi sự việc xảy ra, nhiều người bị hại đã yêu cầu Uông Hàm phải chịu trách nhiệm hoàn tiền cho họ. Thậm chí, có những người muốn nam MC bị bắt để điều tra. Họ cho rằng chính sự tin tưởng vào uy tín của Uông Hàm là nguyên nhân thúc đẩy họ sử dụng app này. Uông Hàm nhận hàng triệu NDT để làm người đại diện sản phẩm thì nên chịu trách nhiệm khi xảy ra vấn đề.

    Sau đó, phía Uông Hàm cho biết đã dừng việc hợp tác với ứng dụng này từ lâu nhưng vẫn phối hợp với cảnh sát để điều tra vụ việc. Uông Hàm không bị xử phạt nhưng đây được xem là bê bối tai tiếng nhất của nam MC hàng đầu Trung Quốc, khiến danh tiếng của anh bị ảnh hưởng không nhỏ.

    Lưu Thi Thi cũng mất điểm vì làm người đại diện cho 1 sản phẩm dầu gội đầu gây rụng tóc. Trong thời gian qua, nhãn hàng này đã phải "đau đầu" giải quyết những phàn nàn từ phía khách hàng còn danh tiếng bã xã Ngô Kỳ Long cũng bị ảnh hưởng không ít.

    Quan Hiểu Đồng cũng vướng vào lùm xùm quảng cáo cho một món ăn chay, liên tục kêu gọi mọi người ăn hàng ngày mà không sợ béo. Tuy nhiên, netizen nhanh chóng phản bác rằng thực phẩm này vốn không có tác dụng giảm cân như những gì người đẹp đề cập. Scandal khiến nữ diễn viên đánh mất lượng fan không nhỏ.

    Châu Kiệt Luân cũng từng bị chỉ trích dữ dội khi quảng cáo thuốc giả. Anh không ngần ngại gọi sản phẩm mình làm đại diện là "thần dược". Tuy nhiên, thực tế chất lượng sản phẩm không thần kỳ như "Ông hoàng Cbiz" quảng cáo, ngay cả hướng dẫn sử dụng sản phẩm cũng đã được thay đổi nhiều lần và không ít người dùng từng phải nhập viện vì phản ứng phụ. Sau khi Cục y tế phát văn bản điều tra, Châu Kiệt Luân phủi bỏ trách nhiệm với tuyên bố "chưa từng nhận quảng cáo".

    Vết nhơ không thể xóa bỏ

    Tờ Sohu bình luận, khi có scandal liên quan tới thương hiệu, những người nổi tiếng thường đưa ra lời xin lỗi, song, tai tiếng này là vết nhơ khó bỏ trong lý lịch nghệ sĩ. "Sự xác nhận" của người nổi tiếng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán sản phẩm. Nhiều người tin tưởng những người nổi tiếng này và sau đó chọn sản phẩm tương ứng. Tuy nhiên, những người nổi tiếng lại làm ngơ trước sự tin tưởng mà công chúng dành cho họ.

    Theo quy định của Hiệp hội Quảng cáo Trung Quốc, người đại diện nếu biết sản phẩm kém chất lượng hoặc chưa tìm hiểu kỹ nhưng vẫn nhận quảng cáo cũng sẽ chịu liên đới một phần nếu xảy ra vấn đề. Người đại diện, quảng cáo sản phẩm, nhãn hàng khi vi phạm sẽ bị phạt hành chính và không được phép nhận quảng cáo mới trong vòng 3 năm liên tiếp.

    Hồi tháng 5 vừa qua, Cảnh Điềm vướng phải scandal lớn nhất trong sự nghiệp nghệ thuật. Cô bị Cục giám sát thị trường thành phố Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc chỉ đích danh quảng cáo sản phẩm kém chất lượng. "Đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh" bị yêu cầu nộp phạt hơn 7,2 triệu NDT (khoảng 25 tỷ đồng) vì tội danh trên.

    Theo Sohu, Cảnh Điềm nhận lời quảng cáo thực phẩm có công dụng hạn chế sự hấp thụ chất béo và đường. Ngoài đăng bài, cô cho phép nhãn hàng sử dụng hình ảnh của mình để tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, kết quả điều tra từ cơ quan quản lý cho thấy sản phẩm này kém chất lượng, không có công dụng như lời nữ diễn viên chia sẻ

    Ngay sau quyết định xử phạt, Cảnh Điềm đã nộp phạt đầy đủ. Cô nhận lỗi lầm, cam kết cẩn trọng hơn để tránh các sai phạm tương tự trong tương lai. Thế nhưng, một lá thư xin lỗi khó để dập tắt sự tức giận của dư luận và việc khôi phục lại danh tiếng trước đây của Cảnh Điềm khó càng thêm khó.

    Tệ hơn, Cảnh Điểm còn bị phạt 3 năm không được phép nhận hợp đồng quảng cáo theo quy định. Điều này khiến danh tiếng cô bị ảnh hưởng rất lớn khi các nhãn hàng lớn đều đồng loạt gỡ bỏ hình ảnh và thậm chí các bộ phim điện ảnh/truyền hình mà người đẹp này tham gia đều chịu ảnh hưởng.

    "Nghệ sĩ cần phải hiểu rõ vai trò của mình trong việc giới thiệu sản phẩm đến công chúng. Họ phải tìm hiểu kỹ thông tin, chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Không thể vì tiền mà nhắm mắt quảng cáo cho thương hiệu không đáng tin cậy, thậm chí lừa đảo. Người nổi tiếng có hành vi nói trên cần bị lên án và nhận hình phạt thích đáng để răn đe", Tân Hoa Xã bình luận.

    "Ngay cả sau sáu tháng chiến tranh, phương Tây không có gì đáng kể để đảm bảo cung cấp cho Ukraine về mặt an ninh vĩnh viễn", tờ báo Mỹ nhận định thêm. Những lời đe dọa của Mỹ đã thất bại và sự gia tăng hiện diện quân sự của NATO ở Đông Âu đã không thể ngăn cản Nga.

    Trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều ý kiến kêu gọi cơ quan chức năng nước này nên có động thái xử lý theo đúng Luật quảng cáo, hoặc nâng mức phạt hơn 3 năm để răn đe các nghệ sĩ nhận quảng cáo vô tội vạ, bất chấp sai trái và ảnh hưởng xấu đến xã hội.

    DOISONGPHAPLUAT.COM |

    <% include googleAnalystic %>
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sao-hoa-ngu-dieu-dung-vi-quang-cao-lua-dao-san-pham-kem-chat-luong-a552637.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan