+Aa-
    Zalo

    Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì?

    • DSPL
    ĐS&PL Việc bệnh nhân sốt xuất huyết tự điều trị tại nhà không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

    Những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nặng

    Theo TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ với Tuổi trẻ, triệu chứng của sốt xuất huyết thường bắt đầu khoảng 3 đến 14 ngày sau khi ủ bệnh như sốt cao kèm theo một số triệu chứng sau: nhức đầu, đau sau mắt, buồn nôn ói mửa, đau khớp, xương hoặc cơ, phát ban…

    Trong khoảng 3-7 ngày sau khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh, cần theo dõi kỹ các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết có thể trở nặng. Đầu tiên, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm dần, lúc này tuyệt đối không chủ quan nghĩ rằng bệnh đang hồi phục vì có thể bệnh đang nghiêm trọng hơn.

    Lúc này, cần theo dõi sát sao người bệnh, nếu có các biểu hiện khác đi kèm như đau bụng, nôn mửa liên tục, chảy máu nướu răng, nôn ra máu, thở nhanh, tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn, mệt đừ nhiều… là cảnh báo sốt xuất huyết nguy kịch, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.

    sot xuat huyet khong duoc uong thuoc gi 1
    Ảnh minh họa.

    Các thuốc không được dùng khi bị sốt xuất huyết

    Tổ chức Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh nhân sốt xuất huyết nên có các loại thuốc hỗ trợ như thuốc hạ sốt, giảm đau nhức cơ và đau khớp nên có sẵn trong nhà và sử dụng khi xuất hiện triệu chứng. Lựa chọn tốt nhất để điều trị các triệu chứng này là acetaminophen hoặc paracetamol.

    sot xuat huyet khong duoc uong thuoc gi 2
    Ảnh minh họa.

    Virus Dengue gây sốt xuất huyết ảnh hưởng đến các tiểu cầu chịu trách nhiệm đông máu (cầm máu) làm tăng xu hướng chảy máu ở người bệnh. Trong khi đó, các loại thuốc chống viêm không steroid NSAID như aspirin và ibuprofen cũng có tác dụng tương tự. Cả hai điều này kết hợp với nhau có thể khiến người bệnh chảy máu quá mức, dẫn đến hội chứng sốc sốt xuất huyết. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh cần nhập viện và điều trị y tế trong tình trạng khẩn cấp.

    sot xuat huyet khong duoc uong thuoc gi 3
    Ảnh minh họa.

    Bên cạnh đó, thuốc chống đông máu (hay thuốc làm loãng máu) cũng có thể có gây chảy máu với người bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng sốt xuất huyết không biến chứng.

    Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

    Để phòng bệnh sốt xuất huyết, tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

    Cụ thể, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mê zô (Mesocyclops: sinh vật giáp xác nhỏ ăn bọ gậy) vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy; rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.

    Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.

    Phòng chống muỗi đốt bằng cách: mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

    Bên cạnh đó, cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sot-xuat-huyet-khong-duoc-uong-thuoc-gi-a551552.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan