+Aa-
    Zalo

    Tái diễn tình trạng cá chết nổi trắng mặt hồ Tây

    (ĐS&PL) - Dù công nhân vệ sinh môi trường tích cực vớt cá chết nhưng vẫn còn rất nhiều cá chết dạt ven hồ Tây trắng xoá, bốc mùi khó chịu.

    Đơn vị thu gom khoảng 50 kg cá chết/ngày

    Theo tin tức thời sự Hà Nội mới nhất trên báo Giao thông, hiện tượng cá chết trên hồ Tây bắt đầu xuất hiện những ngày gần đây, số lượng cá chết lác đác, trôi dạt vào ven bờ hồ khu vực đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Thanh Niên.

    tai dien tinh trang ca chet noi trang mat ho tay1
    Hồ Tây xuất hiện cá chết dạt vào bờ những ngày gần đây. Ảnh: Báo Giao thông

    Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, số lượng cá chết đơn vị thu gom mấy ngày nay bình quân khoảng 50 kg/ngày, chủng loại cá chết chủ yếu gồm: cá trôi, cá mè.

    Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sơ bộ xác định một số nguyên nhân gây hiện tượng cá chết tại hồ Tây như: Thay đổi thời tiết; thiếu không khí, hàm lượng oxy trong nước giảm; chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc (do bùn, tảo)...

    Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, số lượng cá chết đơn vị thu gom mấy ngày nay bình quân khoảng 50 kg/ngày, chủng loại cá chết chủ yếu gồm: cá trôi, cá mè.

    Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sơ bộ xác định một số nguyên nhân gây hiện tượng cá chết tại hồ Tây như: Thay đổi thời tiết; thiếu không khí, hàm lượng oxy trong nước giảm; chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc (do bùn, tảo)...

    tai dien tinh trang ca chet noi trang mat ho tay3
    tai dien tinh trang ca chet noi trang mat ho tay2
    Cá chết dạt vào ven bờ hồ Tây những ngày qua bốc mùi hôi thối. Ảnh: Vietnamnet

    Về nguyên nhân sự việc, báo Vietnamnet dẫn lời ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho rằng có thể do mưa, nước ở nơi khác chảy về gây ô nhiễm hồ nên có thể xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt...

    Ông Khuyến cho biết, kết quả quan trắc nguồn nước vẫn ở mức cho phép, chưa đến ngưỡng nguy hại. Hiện quận đã chỉ đạo vớt và phun khử khuẩn để xử lý môi trường ở khu vực vớt cá chết.

    Trong thời gian tới, UBND quận Tây Hồ tiếp tục chỉ đạo UBND các phường xung quanh hồ và các đơn vị chức năng tiếp tục theo dõi, phối hợp, đôn đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tăng cường thu vớt cá chết từ xa trước khi dạt vào bờ nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước hồ và đảm bảo cảnh quan; tăng cường lực lượng từ UBND các phường và các đơn vị khác tham gia phối hợp thu vớt xác cá chết (nếu cá chết nhiều).

    Chuyên gia nói gì?

    Trong khi đó, PGS Vũ Thành Ca, giảng viên cao cấp Khoa Môi trường tại Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thông thường vào những thời điểm giao mùa, khoảng tháng 9, tháng 10 do mặt trời ở phía Nam bán cầu cho nên lượng ánh nắng mặt trời vào ban ngày xuống mặt đất và mặt nước ít.

    Ban đêm, mặt hồ và mặt đất bị lạnh đi rất nhanh, khiến lớp không khí bên dưới lạnh hơn, tạo nên hiện tượng nghịch nhiệt. 

    Hiện tượng nghịch nhiệt sẽ ngăn cản oxy trao đổi giữa lớp không khí sát mặt hồ và lớp không khí bên trên. 

    Vào các đêm nghịch nhiệt, quá trình phân hủy hữu cơ từ nước thải chưa qua xử lý và hô hấp của tảo phù du trong hồ nhanh chóng làm cạn kiệt oxy trong nước. 

    Lượng oxy trong lớp không khí sát mặt hồ cũng sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt do các lớp không khí bên trên không thể tiếp tục khuếch tán oxy vào nước. Kết quả là hiện tượng cạn kiệt oxy sẽ xảy ra trong toàn bộ cột nước, làm cá chết hàng loạt.

    "Theo kết quả đo ban ngày của liên ngành TP.Hà Nội thì ta thấy là nồng độ oxy vẫn đảm bảo, nhưng nếu kết luận nồng độ oxy đảm bảo mà cá vẫn chết là không đúng. Trong tất cả các trường hợp xảy ra chết cá hàng loạt trên thế giới, người ta kết luận là do cạn kiệt oxy.

    Nếu muốn tìm nguyên nhân khiến cá chết tại hồ Tây thì phải đo nồng độ oxy vào ban đêm, từ khoảng nửa đêm về sáng", PGS Vũ Thành Ca nói.

    Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu, cá hồ Tây chết hàng loạt như vậy. Trong những năm qua, TP.Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng này nhưng có lẽ chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

    Để khắc phục vấn đề này, theo các chuyên gia, TP.Hà Nội cần có giải pháp tổng hợp. Phải nhanh chóng cống hóa mương Thụy Khuê, để tách toàn bộ nước thải và nước mưa về hệ thống xử lý, không đổ xuống hồ Tây nữa. Tiến hành nạo vét Hồ Tây, vì từ nhiều năm nay hồ Tây không được nạo vét dẫn đến lượng bùn đất, trầm tích rất dày. Cuối cùng là tăng cường chế độ động, giúp nước được lưu thông, đồng thời bổ sung nước sạch cho hồ Tây, thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-dien-tinh-trang-ca-chet-noi-trang-mat-ho-tay-a588554.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan