+Aa-
    Zalo

    Thêm 3 cơn bão có thể đổ bộ vào biển Đông trong tuần tới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo các chuyên gia, diễn biến mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở miền Trung có thể còn phức tạp, kèo dài tuỳ thuộc vào diễn biến của các cơn bão sắp tới.

    Theo các chuyên gia, diễn biến mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở miền Trung có thể còn phức tạp, kèo dài tuỳ thuộc vào diễn biến của các cơn bão sắp tới.

    Nhận định về cơn bão Atsani, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết sau khi vào biển Đông vào tối 6/11. Cơn bão này có thể sẽ suy yếu nhanh và tan trên khu vực Bắc biển Đông, gây gió mạnh và sóng cao, nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên khu vực phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.

    Đặc biệt, ông Khiêm nhấn mạnh, nguy cơ xuất hiện nhiều loại hình thiên tại trên khu vực biển Đông và đất liền các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên trong 10 ngày tới.

    Theo đó, khoảng ngày 8/11, khả năng có một áp thấp nhiệt đới/bão đi vào biển Đông, dự báo ảnh hưởng trực đến vùng biển và đất liền các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ trong khoảng ngày 10-11/11.

    Đến ngày 12 hoặc 13/11, trên biển Đông có khả năng tiếp tục xuất hiện một cơn bão/áp thấp nhiệt đới hướng về đất liền nước ta.

    Đồng thời, từ khoảng ngày 9 đến 12/11, các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có khả năng xảy ra lũ trên các sông, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở các đô thị, do phải hứng chịu đợt mưa lớn trên diện rộng. 

    "Diễn biến mưa lớn, lũ, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh Trung Bộ sẽ còn phức tạp và có thể kéo dài tùy thuộc vào phạm vi hoạt động của áp thấp nhiệt đới/bão", ông Khiêm nhận định.

    Thiên tai liên tiếp gây ra các vụ sạt lở đất làm nhiều người thiệt mạng.

    Trước đó, miền Trung đã bị ảnh hưởng mạnh bởi cơn bão số 9. Đây là cơn bão được cho là có cường độ mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây ảnh hưởng trực tiếp đến Trung Bộ. Bão gây gió mạnh cấp 11-11, giật cấp 13-14 khi vào đất liền. Bão số 9 cũng gây ra lượng mưa lớn kỷ lục, có ngày lên tới 5.000mm tại một số khu vực. 

    Thiên tai xảy ra liên tiếp, trong thời gian ngắn nên các hệ thống hạ tống tự nhiên của khu vực bị tổn hại nặng nề. Các hồ chứa đầy nước, mực nước trên các sông luôn ở mức cao, các khu vực dân cư liên tiếp bị ngập sâu, đất bão hòa nước, kém kết dính, trọng lực lớn dễ bị trượt lở.

    Các vụ sát lở thương tâm xảy ra tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), huyện Nam Trà My và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã làm nhiều người thiệt mạng, mất tích chưa tìm thấy thi thể.

    Hiếu Nguyễn (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/them-3-con-bao-co-the-do-bo-vao-bien-dong-trong-tuan-toi-a345233.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan