+Aa-
    Zalo

    Trong tình huống nguy cấp: Nhiều người sai lầm khi cứu chữa nạn nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ấn huyệt nhân trung, nhét gì đó vào mồm để tránh cắn lưỡi, chảy máu cam thì ngẩng đầu ra sau, bị bỏng bôi kem đánh răng... đều là những cách cứu chữa sai lầm.

    Khi thấy người bị ngất thì ấn huyệt nhân trung, bị co giật thì nhét gì đó vào mồm để tránh cắn lưỡi, chảy máu cam thì ngẩng đầu ra sau, bị bỏng bôi kem đánh răng... đều là những cách cứu chữa sai lầm.

    Vào những lúc khẩn cấp, cách phương pháp cứu chữa kiểu thói quen này đã gây không ít khó khăn cho các bác sĩ trong việc điều trị cho bệnh nhân!

    Dưới đây là 6 loại phương pháp cứu chữa sai lầm mà mọi người hay mắc phải nhất kèm hướng dẫn cách làm cho đúng.

    1. Ấn huyệt nhân trung người bị ngất xỉu

    Mỗi khi có ai đó bị ngất xỉu đi thì người quanh họ sẽ ngay lập tức ấn huyệt nhân trung cho tỉnh lại. Đây được coi như là một "kỹ năng sơ cứu" mà mọi người thường vô thức bắt chước nhau làm.

    Tuy nhiên, trong sách hướng dẫn sơ cứu của tất cả các nước trên thế giới chẳng có chỗ nào dạy cách này cả. Các nhân viên y tế chuyên nghiệp cũng không bao giờ làm như vậy. Bởi cách này chẳng những không cứu giúp được gì mà còn khiến cho việc cứu chữa bị chậm trễ.

    Khi dùng ngón tay cái nhấn ở huyệt nhân trung của người bị ngất, bốn ngón tay khác sẽ vô tình phát lực lên cằm khiến cho miệng của người bệnh bị đóng chặt, các chất trong miệng không tiết được ra ngoài, gây nguy hiểm hơn cho tính mạng của họ.

    Hành động nhấn ngón tay này cũng vô hình trung làm cho bệnh nhân cúi đầu xuống, lưỡi bị đẩy lên tăng nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở.

    Cách làm đúng: Khi có người bị ngất xỉu đi thì cách trị liệu đúng là cho bệnh nhân nằm ngửa và nâng cằm của họ lên, lau sạch các chất lạ có trong mũi và miệng để đảm bảo cho đường thở được lưu thông, tránh nguy hiểm.

    2. Thấy người bị co giật thì nhét vải, que vào mồm

    Khi thấy người bị co giật, phản ứng đầu tiên của nhiều người là cạy răng họ ra và nhét thứ gì đó vào miệng bệnh nhân để phòng họ cắn phải lưỡi.

    Thậm chí có nhiều tờ báo và trên mạng internet cũng cổ vũ cho cách cấp cứu này. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên nghiệp lại vô cùng đau đầu về chúng.

    Có tinh thần giúp đỡ người khác là tốt, nhưng dùng phương pháp sai lầm thì chỉ có là hại họ.

    Hành vi cạy miệng người bị co giật có thể gây tổn thương răng và làm rách vùng quanh môi. Các vật sắc nhọn và cứng có thể gây xước miệng và chảy máu. Khăn tắm, quần áo và các vật mềm khác có thể khiến bệnh nhân bị nghẹt thở.

    Những vết thương này còn nghiêm trọng hơn nhiều so với vết thương cắn phải lưỡi do sự co giật gây ra. Hơn nữa, ít có bệnh nhân co giật sẽ cắn lưỡi, bởi sự co thắt cưỡng bức của các chi chỉ có thể làm cho họ bị trật khớp, thậm chí là gãy xương hay tự làm bị thương bản thân chứ không gây ảnh hưởng tới lưỡi.

    Cách làm đúng: Loại bỏ hết các đồ vật cứng, nguy hiểm xung quanh bệnh nhân, kê những vật mềm dưới đầu và cổ họ để đảm bảo an toàn và tránh những chấn thương phụ như bầm tím.

    Nới lỏng cổ áo và nhẹ nghiêng đầu của bệnh nhân sang một bên để ngăn lưỡi rụt vào trong và chặn đường hô hấp, đồng thời tạo điều kiện cho rớt rãi từ miệng mà mũi rớt ra ngoài. Sau đó gọi cấp cứu và canh chừng cho đến khi các nhân viên y tế tới.

    3. Chà xát phần bị đau sưng

    Khi bị va chạm khiến bị sưng do tụ máu ở khớp như mắt cá chân, cổ tay nhiều người thường dùng tay xoa và cho rằng cách đó sẽ giảm đau. Tuy nhiên, thực ra thì cách đó càng làm vết thương bị kích thích, làm tăng sự chảy máu trong mà thôi.

    Cách làm đúng: Đừng bao giờ xoa bóp vào bất cứ chỗ bị thương nào. Trừ phi là để dán miếng salonpas giảm đau và giảm sưng.

    Nếu bạn bị nặng, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

    4. Bị bỏng thì bôi kem đánh răng hay mỡ lợn

    Sau khi bỏng, nhiều người vẫn "sơ cứu" bằng cách bôi kem đánh răng hoặc mỡ lợn để rồi khiến vết bỏng nặng hơn hoặc bị nhiễm trùng.

    Một mặt, việc bôi kem đánh răng, bôi mỡ cũng như những thứ kì quái khác (mẻ, nước mắm...) sẽ cản trở sự tản nhiệt trên bề mặt da. Mặt khác, hành động bôi trát này có thể dễ dàng gây nhiễm khuẩn, khiến tạo thành sẹo sâu sau này đồng thời gây ảnh hưởng đến việc điều trị vết bỏng.

    Cách làm đúng: Khi có người bị bỏng thì việc đầu tiên là giải phóng các vật che đậy vết bỏng và nhanh chóng làm mát bằng cách nước lạnh hoặc để khoảng 20 phút dưới vòi nước chảy cho đến khi thấy hết hoặc bớt đau rát.

    Đối với vết bỏng nhẹ, sau khi rửa sạch, dùng khăn sạch hoặc gạc bọc đá viên (tốt nhất cho vào túi giữ tươi để tránh nhỏ nước) nhằm làm mát, giảm nhiệt độ vết thương, giảm đau và giảm tổn thương do nhiệt đến các mô.

    Nếu vết bỏng bị phồng rộp nóng rát hoặc tệ hơn, thì tuyệt không được làm vỡ nốt phồng, hãy đi đến bệnh viện ngay.

    5. Chảy máu cam thì ngửa đầu ra sau

    Hành động này chỉ khiến cho máu chảy ngược trở lại mũi họng, gây ra sặc, ho, thậm chí nghẹt thở, máu chảy vào dạ dày còn khiến gây buồn nôn và ói mửa.

    Cách làm đúng: Nếu bị chảy máu mũi, bạn nên nghiêng người về phía trước, mở miệng để thở và để máu chảy ra khỏi lỗ mũi, đồng thời dùng tay đè vào sống mũi. Nếu mãi không thấy ngừng chảy máu cần nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay.

    6. Hóc xương cá thì uống giấm hoặc nuốt miếng cơm to

    Đừng nói là uống giấm, dù bạn có ngâm xương cá trực tiếp trong giấm thì cũng phải mất một thời gian khá lâu nó mới mềm ra được.

    Còn việc nuốt miếng cơm to chỉ khiến cho chiếc xương đâm sâu hơn vào họng gây nguy cơ thủng thực quản, đứt mạch máu mà thôi.

    Cách làm đúng: Nếu bị hóc xương cá và cảm thấy chiếc xương không quá lớn, hãy cố ho cho nó bật ra. Trong nhiều trường hợp, chiếc xương cá nhỏ sẽ bị luồng không khí thổi bật ra.

    Nếu ho không được, vậy hãy nhờ người khác xem có thể dùng nhíp gắp nó ra hay không.

    Nếu vẫn không tác dụng thì đừng thử thêm cách gì nữa, đến ngay bệnh viện và để bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng điều trị.

    Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp phải hoặc chứng kiến một trong vài vấn đề như trên nên kiến thức cứu chữa tại chỗ cho đúng là vô cùng cần thiết. Đừng để vì sự thiếu hiểu biết mà khiến bản thân hoặc người bên cạnh rơi và tình trạng nguy hiểm hơn.

    Minh Minh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trong-tinh-huong-nguy-cap-nhieu-nguoi-sai-lam-khi-cuu-chua-nan-nhan-a229149.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan