+Aa-
    Zalo

    Tư vấn pháp luật: Vượt đèn vàng có lỗi không?

    (ĐS&PL) - Nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt.

    Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

    Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về báo hiệu đường bộ (QCVN 41:2019 sửa đổi Quy chuẩn 41:2016) quy định, tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đi quá vạch dừng hoặc quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

    Nếu có tín hiệu đèn vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện có thể tiếp tục di chuyển nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

    Như vậy, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt.

    tu van phap luat vuot den vang co loi khong
    Ảnh minh họa

    Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 có quy định, vượt đèn vàng là vi phạm luật giao thông đường bộ và mức phạt cụ thể như sau:

    - Đối với xe máy, xe mô tô, xe máy điện: theo điểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6, chủ phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

    - Đối với ô tô, xe tương tự ô tô (bao gồm ô tô điện): theo điểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6, lỗi vượt đèn vàng ô tô và xe tương tự chủ phương tiện sẽ bị phạt 3 - 5 triệu đồng khi vượt đèn đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng, nếu có gây tai nạn sẽ từ 2-4 tháng.

    - Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: theo điểm C Khoản 1 Điều 8 sẽ người điều khiển sẽ bị phạt mức 100- 200 nghìn đồng khi vượt đèn vàng.

    - Máy kéo, xe máy chuyên dùng: điểm đ khoản 5 và điểm a-b khoản 10 Điều 7 có quy định, chủ những phương tiện này sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng thời tước giấy phép lái xe (đối với xe máy kéo) và Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GT đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) trong 1-2 tháng hoặc 2-4 tháng nếu có gây tai nạn.

    - Người đi bộ: theo điểm b khoản 1 Điều 9, người đi bộ sẽ bị xử phạt từ 60 - 100 nghìn đồng khi vi phạm vượt đèn vàng.

    Như vậy, vượt đèn vàng, đèn đò, người điều khiển phương tiện giao thông đều vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt hành chính với các mức quy định khác nhau.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-van-phap-luat-vuot-den-vang-co-loi-khong-a565602.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan