+Aa-
    Zalo

    Vì sao Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI bị khởi tố?

    (ĐS&PL) - Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI cùng thuộc cấp để điều tra về tội Nhận hối lộ.

    Theo tin tức trên Người lao động, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can đối với Bạch Đức Lữu (Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VI), Lý Hoài Vũ (Chi cục phó Chi cục Thú y vùng VI), Nguyễn Minh Thành (nhân viên thuộc Chi cục Thú y vùng VI), Trần Trung Nhân (Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Cảng - Bưu Điện), Nguyễn Văn Trung (kiểm dịch viên Trạm Kiểm dịch động vật Cảng - Bưu Điện) về tội Nhận hối lộ.

    Liên quan đến vụ án, Công an TP.HCM khởi tố 2 bị can Trần Nguyên Bình, Đỗ Thùy Nhung về tội Đưa hối lộ, Buôn lậu.

    Khởi tố bị can Đặng Minh Đức, Huỳnh Văn Thịnh, Nguyễn Thị Kiều Thi, Trần Thị Thanh Luyến, Nguyễn Thị Hiền cùng về tội Buôn lậu.

    vi sao chi cuc truong chi cuc thu y vung vi bi khoi to dspl 3

    Hai ông Bạch Đức Lữu (trái) và Lý Hoài Vũ thuộc Chi cục Thú y vùng VI. Ảnh: Người lao động

    Công an nhân dân dẫn thông tin từ cơ quan điều tra, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu dinh dưỡng Hoàng Sa do vợ chồng Trần Nguyên Bình, Đỗ Thùy Nhung thành lập, thuê Trần Thị Thanh Luyến làm giám đốc.

    Ngoài ra, vợ chồng Trần Nguyên Bình còn lập thêm 5 công ty: Công ty TNHH Phát triển xuất nhập khẩu Hồng Hà, Công ty TNHH Nông nghiệp Phù Sa, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Phù Sa, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế LTC, Công ty TNHH Đại lý giao nhận Domino.

    Bình và Nhung lập ra nhiều công ty như vậy nhằm mục đích để nhập khẩu trái phép các sản phẩm bột hồng cầu, bột xương loài động vật nhai lại (bò, cừu...) ở các quốc gia Châu Âu không được nhập vào Việt Nam (các quốc gia từng có dịch bệnh bò điên, nguy cơ dịch bệnh bò điên) về bán cho các xưởng, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, nhằm thu lợi bất chính.

    Để thực hiện trót lọt hành vi phạm tội, Trần Nguyên Bình và Đỗ Thùy Nhung đã chỉ đạo cho các nhân viên thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội.

    Cụ thể: Sửa nội dung khai báo hải quan rằng sản phẩm nhập khẩu là bột hồng cầu heo (trong khi hàng nhập là bột hồng cầu bò…), sửa thông tin nguồn gốc xuất xứ; làm giả giấy chứng nhận y tế của nước xuất khẩu; chuẩn bị sẵn mẫu đạt chuẩn để móc nối, giao cho kiểm dịch viên kiểm dịch, trong khi đúng quy trình lấy mẫu là kiểm dịch viên phải trực tiếp đi xuống cảng cắt seal để lấy mẫu xét nghiệm kiểm dịch nhằm cho ra kết quả kiểm dịch đủ điều kiện (không có ADN bò) để thông quan.

    XEM THÊM: Vụ tiêm filler giá rẻ bị tai biến, "lột" sạch tài sản: Công an truy tìm "Thủy thẩm mỹ"

    Chỉ trong 8 tháng năm 2023, Bình và Nhung đã nhập khẩu trót lọt hơn 77.400 tấn hàng, trị giá hơn 950 tỷ đồng.

    Sau khi nhập hàng về, hai người này móc nối, đưa tiền cho Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Cảng - Bưu Điện Trần Trung Nhân để được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đủ điều kiện để làm thủ tục thông quan.

    Ngoài nhận tiền của Nhung và Bình, Trần Trung Nhân còn nhận tiền của một số công ty khác tại nhiều tỉnh, thành.

    Sau đó, Nhân chia lại cho Bạch Đức Lữu khoảng 4,6 tỷ đồng; Lý Hoài Vũ khoảng 3,2 tỷ đồng; những kiểm dịch viên trong trạm được chia tổng cộng khoảng 3,3 tỷ đồng, riêng Nhân được hưởng 1,9 tỷ đồng.

    Vụ án vẫn đang được Công an TP.HCM phối hợp với Công an các tỉnh, thành khác để mở rộng điều tra, xử lý triệt để.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-chi-cuc-truong-chi-cuc-thu-y-vung-vi-bi-khoi-to-a590203.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan