+Aa-
    Zalo

    Loại bỏ "chương trình chất lượng cao" trong trường đại học

    (ĐS&PL) - Quy định mới nhất của Bộ GD-ĐT áp dụng từ ngày 1/12/2023 về việc chính thức loại bỏ "chương trình chất lượng cao" ở đại học.

    Theo Vietnamnet, Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư số 11/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2023.

    Theo Bộ GD-ĐT, Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT (quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học) không có khái niệm chương trình đào tạo chất lượng cao, nên các trường đại học sẽ không còn chương trình chất lượng cao nữa.

    Theo đó, các khóa đã tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện cho đến hết khóa học.

    bai bo chuong trinh chat luong cao trong truong dai hoc1
    Năm 2023 sẽ là năm cuối cùng các trường đại học được tuyển sinh chương trình chất lượng cao. Ảnh: Công an nhân dân.

    Được biết, Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT được Bộ GD-ĐT ban hành năm 2014 quy định chương trình chất lượng cao là chương trình đào tạo có các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đào tạo đại trà tương ứng về năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực dẫn dắt, chủ trì và làm việc nhóm; khả năng thích nghi với môi trường công tác; riêng năng lực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương), trong khi chuẩn tối thiểu với sinh viên đại trà là bậc 3/6.

    Theo đó, các cơ sở đào tạo cần được xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cho toàn khóa học; xây dựng lộ trình điều chỉnh mức học phí cho những khóa học tiếp theo (nếu cần thiết); xây dựng phương án thu, chi và quản lý kinh phí để đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chí của chương trình chất lượng cao (bao gồm cả miễn, giảm học phí cho sinh viên thuộc diện chính sách được nhận hỗ trợ tài chính của Nhà nước); thực hiện trích lập các quỹ theo quy định hiện hành đối với phần chênh lệch thu chi còn lại, Tiền phong thông tin.

    Bên cạnh việc bãi bỏ Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng ký ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ một số thông tư do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể bãi bỏ:

    Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 ban hành Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài;

    Thông tư số 28/2014/TT-BGDĐT ngày 26/8/2014 quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục;

    Thông tư số 34/2017/TT-BGDĐT ngày 25/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài ban hành kèm theo Thông Thông tư số 10/2014/TT-BGDĐT ngày 11/4/2014 của Bộ GD-ĐT, theo Công dân và Khuyến học.

    Phương Linh(T/h)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loai-bo-chuong-trinh-chat-luong-cao-trong-truong-dai-hoc-a579330.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan