+Aa-
    Zalo

    Loại cây quen thuộc của người Việt, trồng ở nhiều nơi được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo"

    (ĐS&PL) - Đinh lăng là loại cây vừa có tác dụng làm cảnh lại vừa có thể làm thuốc, được mệnh danh là nhân sâm của người nghèo.

    Đinh lăng từ lâu đã được biết đến là loại cây quen thuộc của người Việt. Cây đinh lăng (cây gỏi cá, nam dương sâm), có tên khoa học là Polyscias fruticosa, là một loại cây nhỏ thuộc chi Đinh Lăng, họ Cuồng Cuồng.

    Cây đinh là loại cây nhỏ cao từ 1 – 2m. Lá lông chim 2 – 3 lần, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa có màu lục nhạt hoặc trắng xám. Quả dẹt màu trắng bạc. Đinh lăng được trồng nhiều ở nước ta, có thể dùng làm cảnh hoặc làm thuốc. Nhiều người còn sử dụng lá cây đinh lăng như một loại rau sống hoặc ăn kèm trong món gỏi cá.

    Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là "cây sâm của người nghèo" bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể.

    Rễ đinh lăng vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng.

    loai cay quen thuoc cua nguoi viet duoc menh danh la nhan sam cua nguoi ngheo 5
    Loại cây quen thuộc của người Việt, được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo".

    Công dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe

    Chữa lành vết thương

    Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.

    Lợi sữa

    Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, chú ý tránh uống nước đã bị lạnh.

    Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.

    Chữa chứng mồ hôi trộm

    Trẻ nhỏ nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

    Chữa bệnh tiêu hóa

    Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng nghiền lá cây đinh lăng thành bột mịn và vê lại, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

    Bệnh thận

    Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.

    Chữa sưng đau cơ khớp

    Lấy khoảng 40g lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ dịu đi và mau lành.

    loai cay quen thuoc cua nguoi viet duoc menh danh la nhan sam cua nguoi ngheo 6
    Loại cây quen thuộc của người Việt, được mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo".

    Những lưu ý kho sử dụng cây đinh lăng

    Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế. Chế biến củ đinh lăng nên bỏ lõi. 

    Khi nghiên cứu về loại cây này, các nhà khoa học cho biết, rễ (củ) cây đinh lăng từ 6 tuổi trở lên đều rất quý. Tuy nhiên, trong cây đinh lăng có chứa chất saponin nếu dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…

    Do vậy, sử dụng đinh lăng làm thuốc chỉ nên dùng đúng liều lượng (Ví dụ: Rễ đinh lăng mỗi lần dùng chỉ từ 10 -20g rễ đã sao khô, sấy khô là đủ). Đặc biệt, với rễ cây đinh lăng khi sử dụng nên dùng những cây từ 3 – 5 tuổi trở lên.

    Như Quỳnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loai-cay-quen-thuoc-cua-nguoi-viet-trong-o-nhieu-noi-duoc-menh-danh-la-nhan-sam-cua-nguoi-ngheo-a599410.html
    Loại rau được bán đầy ngoài chợ Việt Nam với mức giá bình dân nhưng khi ra đến nước ngoài loại rau này được tính giá theo cọng

    Loại rau được bán đầy ngoài chợ Việt Nam với mức giá bình dân nhưng khi ra đến nước ngoài loại rau này được tính giá theo cọng

    Rau muống là loại rau quá đỗi quen thuộc ở nước ta. Đây là một loại rau dân dã phổ biến, dễ ăn và cũng dễ chế biến. Dù ở trong nước loại rau này được bán với giá “rẻ như cho” nhưng khi xuất ngoại thì đây là loại rau đắt đỏ, giá bán tính theo cọng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Loại rau được bán đầy ngoài chợ Việt Nam với mức giá bình dân nhưng khi ra đến nước ngoài loại rau này được tính giá theo cọng

    Loại rau được bán đầy ngoài chợ Việt Nam với mức giá bình dân nhưng khi ra đến nước ngoài loại rau này được tính giá theo cọng

    Rau muống là loại rau quá đỗi quen thuộc ở nước ta. Đây là một loại rau dân dã phổ biến, dễ ăn và cũng dễ chế biến. Dù ở trong nước loại rau này được bán với giá “rẻ như cho” nhưng khi xuất ngoại thì đây là loại rau đắt đỏ, giá bán tính theo cọng.