+Aa-
    Zalo

    Mối lo ngại về hạ tầng tại Mỹ sau vụ sập cầu Francis Scott Key

    (ĐS&PL) - Với 42.000 cây cầu trong tình trạng xuống cấp, giới chức Mỹ sẽ phải sửa chữa diện tích mặt cầu gần 20 triệu m2, kéo theo bài toán đau đầu về ngân sách.

    Như đã đưa tin trước đó, sáng sớm 26/3, tàu container Dali bị chết máy, đâm thẳng vào cầu Francis Scott Key (ở TP Baltimore, bang Maryland, Mỹ) làm sập các nhịp cầu, khiến 8 người cùng nhiều phương tiện rơi xuống sông. Giới chức cứu được hai người, 6 nạn nhân còn lại, là công nhân gặp nạn khi đang thi công, được xác định đã thiệt mạng.

    Bên cạnh tổn thất về nhân mạng, vụ sập cầu Francis Scott Key còn gây gián đoạn kinh tế đáng kể và khiến người dân trong khu vực phải di chuyển khó khăn tong nhiều tháng.

    Vài giờ sau vụ sập cầu Francis Scott Key, Tổng thống Myx Joe Biden thông báo việc xây lại cầu sẽ là một ưu tiên của chính phủ Mỹ, chi phí sẽ do ngân sách liên bang chi trả. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đã cử các điều tra viên đến hiện trường vụ việc.

    Sự việc cũng làm dấy lên câu hỏi về tình trạng hạ tầng ở Mỹ hiện tại. 

    Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ).

    Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ).

    Số liệu từ Cơ quan Quản lý Cao tốc Mỹ (FHWA) cho biết, quốc gia này có hàng trăm nghìn cây cầu trên cả nước. Tính đến năm 2023, hơn 300.000 trong số này được xác định là tình trạng "khá", trong đó có Francis Scott Key. Gần 42.000 cầu trong tình trạng "kém", gồm một số cầu có nhịp dài.

    Các kỹ sư và chuyên gia cơ sở hạ tầng khác nhận định, các hiện tượng thời tiết cực đoan, xe tải trọng lớn và va chạm từ các tàu container lớn có thể gây ra rủi ro đáng kể đối với các cây cầu ở Mỹ.

    Ông Andrew Barr - chuyên gia ngành kỹ thuật dân dụng tại Đại học Sheffield bình luận, tuy video ghi lại vụ sập cầu Francis Scott Key từ xa không cho thấy rõ điều gì, song thực tế cây cầu này không có thiết kế để chống chọi với các vụ va chạm với tàu container cỡ lớn như vậy.

    Cầu Francis Scott Key không có hạ tầng bảo vệ bổ sung để ngăn nguy cơ va chạm, trong khi rủi ro này ngày càng lớn, vì thiết kế và kích thước của tàu chở hàng đang tăng dần theo thời gian. 

    Vụ sập cầu có thể khiến Mỹ thiệt hại  hàng triệu USD mỗi ngày

    Vụ sập cầu có thể khiến Mỹ thiệt hại  hàng triệu USD mỗi ngày

    Trong một thập kỷ qua, trung bình kích thước tàu container đã tăng khoảng 50%. Đơn cử như tàu Dali dài khoảng 300m, rộng khoảng 48m.

    "Vụ sập cầu một lần nữa dấy lên lo ngại về độ an toàn, chắc chắn của toàn bộ hệ thống cầu trên toàn nước Mỹ. Trong đó, hơn 1/3 số cầu đang cần sửa chữa", ông Barr dẫn số liệu từ Hiệp hội Xây dựng giao thông và cầu đường Mỹ. 

    "Thảm họa vừa xảy ra như một cơ hội để tái thiết hạ tầng Mỹ theo hướng thông minh. Đặc biệt, cần tăng cường sử dụng vật liệu cũng như các thiết kế mới, lắp thêm các thiết bị cảm biến trên cầu để giảm nguy cơ va chạm trong tương lai", ông Rick Geddes - chuyên gia chính sách về hạ tầng, Giám đốc chương trình chính sách hạ tầng Đại học Cornel - khuyến cáo.

    Nguy cơ rình rập khi mỗi ngày có khoảng 167 triệu lượt người di chuyển qua những cây cầu đang xuống cấp ở nước Mỹ. 

    Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Mỹ cho rằng mặc dù những cây cầu có cấu trúc cũ kỹ, thiếu kết cấu không phải là không an toàn nhưng chúng cần được đầu tư đáng kể để bảo trì, nếu không có nguy cơ cao bị đóng cửa hoặc phải áp dụng hạn chế tải trọng đối với các phương tiện lưu thông trên đó.

    Vụ sập cầu làm dấy lên lo ngại về hạ tầng Mỹ

    Vụ sập cầu làm dấy lên lo ngại về hạ tầng Mỹ

    Tình trạng tồi tệ của các cây cầu ở Mỹ đã được chính quyền ông Biden coi là động lực cho Dự Luật Cơ sở hạ tầng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD được ký vào năm 2021. Dự luật này dành 110 tỷ USD để nâng cấp đường và cầu.

    "Với những đạo luật như vậy, tại sao chúng ta vẫn còn các cây cầu, tuyến đường thực sự xuống cấp?", phóng viên đặt câu hỏi cho hạ nghị sĩ Cộng hòa Nancy Mace, bang Nam Carolina, khi bà trả lời phỏng vấn chương trình Wake up America của đài Newsmax ngày 26/3.

    "Bởi vì chúng ta không chi cho cầu đường", bà Mace cho biết, đồng thời thông tin thêm rằng chỉ 110 tỷ USD trong đạo luật Đầu tư Hạ tầng và Việc làm trị giá 1.200 tỷ USD được sử dụng cho hạ tầng Mỹ.

    Với 42.000 cây cầu trong tình trạng "kém", giới chức Mỹ sẽ phải sửa chữa diện tích mặt cầu gần 20 triệu m2, kéo theo đó là bài toán đau đầu về ngân sách.

    Những tai nạn sập cầu gần đây tại Mỹ được cho là bởi lỗi thiết kế hoặc bảo dưỡng kém, hoặc cả hai yếu tố này. Năm 2007, cầu I-35W (bang Minnesota) sập xuống sông Mississippi khiến 13 người chết do quá tải. Năm 2022, cầu Fern Hollow ở Pittsburgh (bang Pennsylvania) sập dù chỉ có 5 phương tiện trên cầu. Các nhà điều tra kết luận cầu không được bảo dưỡng và kiểm tra đầy đủ.

    M.M (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/moi-lo-ngai-ve-ha-tang-tai-my-sau-vu-sap-cau-francis-scott-key-a409843.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan