+Aa-
    Zalo

    Mỹ gia tăng lo ngại với dịch đậu mùa khỉ khi năm học mới bắt đầu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nỗi lo với dịch đậu mùa khỉ đang tăng lên tại Mỹ khi các sinh viên và nhân viên trường học quay trở lại để chuẩn bị cho kỳ học mới.

    Kể từ khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xác nhận trường hợp đầu tiên trong nước mắc đậu mùa khỉ tại bang Massachusetts hồi tháng 5 vừa qua, số ca bệnh đến nay đã tăng lên nhanh chóng và chạm mốc 11.000 trường hợp chỉ sau 3 tháng.

    Tiến sĩ John Goldman, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, nhận định các trường đại học, cao đẳng là môi trường "lý tưởng" để virus đậu mùa khỉ lây lan thông qua tiếp xúc gần, và điều hiển nhiên là các sinh viên thường tụ tập vào có rất nhiều tương tác vật lý với nhau.

    Những triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau cơ, phát ban và các tổn thương khác. Các nghiên cứu đến nay nhận định đối tượng có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ cao nhất là đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới. 

    Giờ đây, đậu mùa khỉ đã được coi là một mối đe doạ toàn cầu, trong đó Mỹ đang là quốc gia dẫn đầu trong số ca mắc mới. 

    Ba tháng sau khi đậu mùa khỉ xuất hiện ở Mỹ, chính phủ liên bang cuối cùng đã tuyên bố coi đậu mùa khỉ là tình trạng sức khoẻ khẩn cấp vào ngày 4/8, theo sau động thái của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23/7. 

    benh dau mua khi o my
    Mọi người biểu tình bên ngoài Tòa nhà Liên bang San Francisco yêu cầu tăng nguồn cung vaccine và phương pháp điều trị với bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: CFP 

    Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã vấp chỉ trích vì cách ứng phó đối với bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm sự chậm chạp trong phản ứng ban đầu, trì hoãn xét nghiệm, thu thập thông tin và phân phối vaccine.

    Nhận xét về các hành động thiếu hiệu quả của chính phủ Mỹ với bệnh đậu mùa khỉ, nhà dịch tễ học Katelyn Jetelina trước đó đã viết: "Virus đậu mùa khỉ hoàn toàn có thể được ngăn chặn nhưng cánh cửa này giờ đang đóng dần".

    Bà Jetelina chỉ ra rằng bệnh đậu mùa khỉ là căn bệnh đã xuất hiện, được biến đến từ những năm 1970 và đã có các công cụ để đối phó với loại virus này, điều khiến nó khác hoàn toàn với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Mỹ được cho là vẫn đang phản ứng khá chấp với tốc độ lây lan hiện nay của đậu mùa khỉ. Việc xét nghiệm bị gián đoạn có thể sẽ gây trở ngại lớn tới việc điều trị cho những người mắc bệnh.

    Bên cạnh đó, quan chức ở 20 bang và khu vực pháp lý của Mỹ đang phàn nàn về việc phân phối vaccine ngừa đậu mùa khỉ. Một lô hàng có khoảng 5.000 liều vaccine có kế hoạch được vận chuyển đến Fort Lauderdale, Florida, đã rời kho dự trữ quốc gia ở Mississippi vào ngày 19/7 nhưng cuối cùng lại đến Oklahoma. Lô vaccine này sau đó tiếp tục bị chuyển sai địa chỉ đến Tennessee và Mississippi, sau đó mới đến được điểm đến ban đầu là bang Florida.

    Trong khi đó, ở Minnesota, một lô 800 liều vaccine đậu mùa khỉ đã biến mất sau 96 giờ vận chuyển và cuối cùng lại không sử dụng được. 

    Bà Claire Hannan, giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà quản lý tiêm chủng, nhận xét: "Điều này đang diễn ra ở khắp mọi nơi". Bà nhấn mạnh cách phản ứng của chính phủ hoàn toàn không hiệu quả. 

    Do thiếu khả năng tiếp cận với xét nghiệm và tiêm chủng, các nhóm thiểu số đang phải chịu gánh nặng từ dịch đậu mùa khỉ. Người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ da đen,chỉ chiếm lần lượt 19% và 13% dân số Mỹ, lần lượt chiếm 31% và 27% trong tổng số ca bệnh đậu mùa khỉ tính đến ngày 16/7 vừa qua. 

    Ông John Brownstein, một nhà dịch tễ học tại Bệnh viện Nhi Boston, nói với ABC News: "Điều này đang gây áp lực lên các quan chức y tế công cộng để đảm bảo rằng mọi người được tiếp cận với xét nghiệm và vaccine".

    Minh Hạnh (Theo CGTN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-gia-tang-lo-ngai-voi-dich-dau-mua-khi-khi-nam-hoc-moi-bat-dau-a548141.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan