+Aa-
    Zalo

    Ngày Tết nhậu quá chén đừng giải rượu theo cách này kẻo “họa tìm đến cửa”

    ĐS&PL Nhiều sai lầm khi giải rượu có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

    Sai lầm khi giải rượu nhiều người mắc

    - Uống nước chanh

    Đa số mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn. Trên thực tế, nước chanh chứa rất nhiều axit, nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với đồ uống chua sẽ dễ gây nôn thêm, làm tổn thương dạ dày. Thay vì nước chanh, nên cho họ uống các đồ uống có đường, muối như nước đường, mật ong, nước canh...

    - Cố tìm các loại thuốc giải độc rượu

    Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mọi người không nên cố tìm kiếm các loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Các loại thuốc giải rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần bù lại một số chất vitamin, muối, đường, không thể thay đổi hẳn việc đang hôn mê, ức chế thần kinh do ngộ độc rượu, uống thuốc vào tỉnh trở lại.

    Mọi người nên ăn lót dạ dày trước khi uống rượu nhằm đảm bảo sức khỏe, hạn chế tác dụng phụ của rượu. Người có bệnh về gan mật, huyết áp, tim... cần thận trọng khi uống rượu. Theo khuyến cáo, nam giới không nên uống quá 50ml rượu 39-40 độ một ngày, bia không quá 400ml. Đối với nữ giới, lượng rượu bia uống chỉ bằng 1/2 nam giới.

    ngay tet nhau qua chen dung giai ruou theo cach nay keo hoa tim den cua
    Mọi người nên ăn lót dạ dày trước khi uống rượu nhằm đảm bảo sức khỏe, hạn chế tác dụng phụ của rượu. Ảnh minh họa: Người Lao Động

    - Uống thuốc giảm đau

    Cơ thể đốt cháy rất nhiều nước để xử lý rượu nên người say có thể phải chịu đựng tình trạng mất nước, đau đầu. Không ít người có thói quen uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say.

    Trên thực tế, thói quen này dễ gây hại cho gan. Paracetamon, Aspirin và một số loại thuốc giảm đau hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày gây chảy máu đường tiêu hoá. Sử dụng quá liều Paracetamol giảm đau đầu sau khi uống rượu bia có thể gây tổn thương và ngộ độc gan.

    - Cố gây nôn cho người say

    Infonet dẫn lời TS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết sau khi uống rượu, nếu còn tỉnh táo và nói chuyện được bình thường thì có thể gây nôn.

    Trong trường hợp người say không còn tỉnh táo, cố gây nôn sẽ rất nguy hiểm. Hành động này dễ gây sặc, chất nôn nhiều có thể bị tràn vào phổi, gây viêm phổi.

    - Uống thuốc chống nôn

    Người say cũng không nên uống các loại thuốc chống nôn vì chất độc sẽ được giữ lại trong cơ thể, gan không thể lọc kịp, gây tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

    - Lấy độc trị độc

    Nhiều người nghĩ uống 1-2 chén rượu vào buổi sáng hôm sau có thể giúp giảm cơn nôn nao sau khi uống say vào tối hôm trước. Tuy nhiên, TS George Koob, Giám đốc Viện Quốc gia Mỹ về lạm dụng rượu và nghiện rượu cho biết, việc này lúc đầu có thể giảm một số triệu chứng khó chịu nhưng sau đó tình trạng nôn nao sẽ trở nên tồi tệ hơn.

    "Rượu có thể làm cho bạn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn. Nhưng sau đó, cảm giác bình tĩnh sẽ biến thành lo lắng. Uống rượu vào buổi sáng hôm sau chỉ gây thiệt hại nhiều hơn đến gan và não bộ, khiến cơn đau đầu tồi tệ hơn", vị chuyên gia chia sẻ.

    Nên làm gì khi bị say rượu?

    - Bổ sung nhiều nước lọc, tập thể dục

    Prevention dẫn thông tin từ TS Aaron Michelfelder, giáo sư y học tại Trung tâm Y khoa Đại học Loyola (Mỹ) cho hay, rượu đào thải khỏi cơ thể theo 2 cách gồm thông qua nước tiểu và hơi thở.

    Sau khi uống rượu bia, nên bổ sung nhiều nước để làm giảm tác động của cồn lên hệ thần kinh, nhờ đó cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu và bù lại lượng nước đã mất.

    Trong khi đó, vận động thể chất là một trong những cách hiệu quả giúp cơ thể và tâm lý ổn định. Khi thức dậy, bạn nên đi bộ hoặc chọn những bài tập nhẹ nhàng để thư giãn. Chú ý bổ sung nước thường xuyên, tránh vận động quá sức.

    - Lựa chọn thứ ăn chứa đường, tinh bột

    Theo TS Nguyễn Trung Nguyên, nếu người say vẫn nhận biết được thì nên cho họ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Người uống rượu thường ít ăn, chỉ uống cho đến khi bị rơi vào tình trạng ngộ độc, rất dễ bị hạ đường huyết. Vậy nên, lựa chọn thức ăn chứa tinh bột, đường như gạo, ngô, khoai là cách giúp đưa đường huyết của cơ thể về mức an toàn.

    Phần lớn người uống nhiều rượu bia thường xuyên bị nôn do dịch axit tích tụ nhiều trong hệ tiêu hóa. Phản ứng này gây ra cảm giác mệt mỏi và khiến dạ dày khó chịu, do đó nên chọn các món ăn mềm, loãng như cháo, súp, canh rau củ... để bổ sung natri và kali giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, có thể uống nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong hoặc oresol.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ngay-tet-nhau-qua-chen-dung-giai-ruou-theo-cach-nay-keo-hoa-tim-den-cua-a563722.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan