+Aa-
    Zalo

    Nữ nghiên cứu sinh tài giỏi âm thầm đầu độc 2 bạn học và bí mật phía sau hình ảnh 'con nhà người ta'

    (ĐS&PL) - Ouyang là một người cô độc, cha mẹ của Ouyang cũng không hề hay biết tình trạng của con gái mình và cô không có lấy một người bạn thân.

    bi kich cua nghien cuu sinh con nha nguoi ta am tham dau doc 2 ban hoc bang chai nuoc giai khat dspl
    Ouyang Xiangyu

    6 năm trước, Ouyang Xiangyu - một nữ nghiên cứu sinh đã bị đuổi khỏi Đại học Stanford, với tội danh đầu độc bạn học trong phòng thí nghiệm.

    Điều này đồng nghĩa với đặt dấu chấm hết cho tương lai của cô tại trường đại học hàng đầu  nước Mỹ, nơi mà cô từng gọi là "thiên đường".

    Trước đó, Ouyang Xiangyu từng là một học sinh, sinh viên ưu tú, nổi tiếng là người thông minh và chăm học.

    “Cô ấy là một người ham học, không ngại hỏi người khác về những vấn đề khó. Cô ấy là một người tài giỏi và là một trong những gương mặt sáng giá nhất của trường", bạn cũ của Ouyang Xiangyu nói.

    Ouyang được trao Học bổng Khoa học Quốc gia danh giá vào năm 2009. Với thành tích học tập xuất sắc liên tục trong nhiều năm, Ouyang tiếp tục được vinh danh vào năm 2011. Bên cạnh đó, cô gái trẻ còn nhận được một học bổng Tiến sĩ khác tại Đại học Stanford.

    Chai nước có độc

    bi kich cua nghien cuu sinh con nha nguoi ta am tham dau doc 2 ban hoc bang chai nuoc giai khat dspl 2
    Hình ảnh CCTV thu được vào thời điểm Ouyang xuất hiện tại phòng thí nghiệm.

    Sự việc xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 9 - tháng 11/2014, hai thành viên phòng thí nghiệm chung với Ouyang Xiangyu là Xing Liujing và Zhao Ludan đã báo cáo rằng chai nước của họ đã bị nhiễm chất paraformaldehyde (PFA), gây ra cảm giác nóng rát trong cổ họng của họ. Các sinh viên đã phản ánh với nhân viên của trường đại học, đồng thời gọi cảnh sát.

    Ngày 16/11/2014 Ouyang bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ trước sự kinh ngạc của thầy cô và bạn bè. 

    Khi bị cảnh sát thẩm vấn, Ouyang thừa nhận đã cho PFA vào hai chai nước của người khác trong phòng thí nghiệm. Cô cho biết cô đã bị mất ngủ nghiêm trọng và chóng mặt trong khoảng thời gian đó, nên "không nhận thức được những gì mình đang làm".

    Trước đó, cô từng phá hoại các thí nghiệm của bạn học trong phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu đã nói với cảnh sát rằng nữ nghiên cứu sinh đã tự tạo áp lực cho bản thân và bị căng thẳng.

    Cha mẹ của Ouyang, những người cũng làm trong lĩnh vực nghiên cứu, đã nói với các phóng viên rằng họ không biết cô bị bệnh.

    Ouyang bị kết án 180 ngày tù giam, bị quản chế trong ba năm và phải thực hiện dịch vụ cộng đồng thông qua chương trình làm việc của Cảnh sát trưởng Quận Santa Clara. Thẩm phán cũng đưa ra lệnh cấm cô đến gần trường Đại học Stanford và không được tiếp xúc với các nạn nhân trong thời gian 3 năm quản chế.  Ouyang đồng thời phải trả tiền bồi thường cho các nạn nhân của mình: một nạn nhân 393 USD.  

    Thu mình trong vỏ ốc

    bi kich cua nghien cuu sinh con nha nguoi ta am tham dau doc 2 ban hoc bang chai nuoc dspk
    Ouyang (áo trắng) tại phiên tòa xét xử.

    Theo những người quen biết Ouyang tại Stanford, nữ nghiên cứu sinh rất khó kết bạn, thường ở lỳ trong phòng nghiên cứu. Nếu không ở đó, cô sẽ ở trong thư viện, luôn đeo tai nghe và mọi người rất khó để bắt chuyện với cô gái tài giỏi này.

    Những bạn học cùng trường Stanford cho biết Ouyang là người trầm tính và thường xuyên bị căng thẳng vì bài vở ở trường.

    "Cô ấy hầu như không nói gì cả ngày. Nếu bạn không nói chuyện với cô ấy, Ouyang sẽ không bao giờ chủ động bắt chuyện với bạn", bạn cùng phòng của Ouyang kể lại . "Ouyang thường được mời đến các buổi họp nhóm nhưng cô ấy luôn từ chối với lý do đang bận và hẹn khi khác".

    Ouyang chưa từng có bạn trai bởi chỉ chú tâm vào chuyện học hành và cố gắng gặt hái được thành tích cao nhất. 

    Áp lực về thành tích đã biến Ouyang trở nên bất bình thường từ trong suy nghĩ lẫn hành động.

    Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, trường hợp của Ouyang không hề hiếm gặp, nó thường xuyên xảy ra trong xã hội hiện đại khi cha mẹ luôn đặt kỳ vọng vào con cái, bản thân những đứa trẻ cũng phải gánh vác trên vai niềm tự hào của cha mẹ và danh xưng "con nhà người ta".

    Mộc Miên (Theo Straits times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nu-nghien-cuu-sinh-tai-gioi-am-tham-dau-doc-2-ban-hoc-va-bi-mat-phia-sau-hinh-anh-con-nha-nguoi-ta-a500157.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan