+Aa-
    Zalo

    Quan lớn ngân hàng tự cho mình kinh doanh cao siêu, thiết kế "ma trận" để kiếm trác trục lợi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cựu Giám đốc điều hành ngân hàng CITIC Trung Quốc cố gắng che giấu các giao dịch tiền bạc quyền lực thông qua một "tổ chức" được thiết kế phức tạp.

    Bộ phim tài liệu về đề tài chống tham nhũng "Không khoan nhượng" được công chiếu trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), tiếp tục hé lộ những chi tiết liên quan vụ án của của cựu Giám đốc điều hành kiêm Phó Bí thư Đảng ủy ngân hàng Trung Tín (CITIC) Tôn Đức Thuận.

    quan lon ngan hang tu cho minh kinh doanh cao sieu thiet ke ma tran de kiem trac truc loi 01
    Tôn Đức Thuận bày tỏ sự hối hận trong phim "Không khoan nhượng". Ảnh: The Paper

    Vào tháng 3/2020, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) thông báo rằng Tôn Đức Thuận là một điển hình cho vấn nạn tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực tài chính, tính chất đặc biệt xấu và số tiền đặc biệt lớn.

    Tôn Đức Thuận đã làm việc trong ngành ngân hàng hơn 40 năm. Ông là cán bộ duy nhất trong ngành tài chính Trung Quốc khởi nghiệp từ vị trí thủ quỹ cấp thấp nhất trong một chi nhánh ngân hàng và dần trở thành chủ tịch của trụ sở chính của một ngân hàng nhà nước.

    Tôn tự cho mình là người có kỹ năng kinh doanh cao siêu và cố gắng che giấu các giao dịch tiền bạc quyền lực một cách khéo léo và phức tạp.

    "Tôn có một đặc điểm là không bao giờ nhận tiền mặt, bởi ông ấy cho rằng tiền mặt quá đơn giản và thô lỗ. Việc trục lợi của ông ta được che đậy rất khôn khéo và chuyên nghiệp", ông Phàn Tường Bằng, một thành viên CCDI, cho hay.

    Cuộc điều tra cho thấy Tôn Đức Thuận là một ví dụ điển hình của việc sử dụng "công ty đen" để hoàn thành việc chuyển giao lợi ích bằng các phương tiện tài chính, với mức độ chuyên nghiệp và phức tạp "ít thấy".

    Tôn cho hai cấp dưới lâu năm mở các công ty đầu tư nhưng thực chất là sắm vai "cái bóng" để ông ta đừng sau điều hành mọi việc.

    "Tôi chỉ như một người phát ngôn còn phía tôi chính là Tôn Đức Thuận. Từ lương của các công nhân viên đến những quyết sách kinh doanh cốt lõi, cách phân bổ cổ phiếu,... đều do ông ấy định đoạt", Ôn Noãn, một chủ công ty do Tôn Đức Thuận thành lập, tiết lộ.

    Tôn Đức Thuận lợi dụng quyền lực tại ngân hàng CITIC để phê duyệt các khoản vay cho các chủ doanh nghiệp. Sau đó, chủ các doanh nghiệp trên sẽ lấy danh nghĩa “đầu tư” để gửi những khoản tiền khổng lồ vào các công ty do Tôn kiểm soát.

    Số tiền này sẽ được công ty của Tôn đầu tư vào các dự án do các chủ doanh nghiệp trên cung cấp, dùng tiền đẻ ra tiền, chia sẻ lợi nhuận và cổ tức với các ông chủ để tạo thành một nhóm lợi ích.

    Tôn Đức Thuận đã thiết kế hệ thống với cấu trúc cực kỳ phức tạp. Dưới 2 công ty chính của Tôn, hơn 10 công ty dự án đã được thành lập như là những "cái bóng" thứ 2.

    2 lớp công ty này không bao giờ giao dịch trực tiếp mà 2 bên tiếp tục thành lập nhiều công ty khác như những "cái bóng" thứ 3 tạo thành một "ma trận" che đậy cho các cuộc giao dịch tiền quyền.

    quan lon ngan hang tu cho minh kinh doanh cao sieu thiet ke ma tran de kiem trac truc loi 02
    Tôn Đức Thuận thiết kế "bộ máy" với cấu trúc phức tạp, nhiều lớp để che đậy hành vi trục lợi bất chính. Ảnh: The Paper

    Vào cuối năm 2014, một công ty năng lượng đã xin vay từ Ngân hàng CITIC Trung Quốc. Do công ty này đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính và là một công ty mắc nợ cao nên không thể phát hành các khoản vay.

    Tuy nhiên, dưới sự can thiệp của Tôn Đức Thuận, khoản vay 4 tỷ NDT (hơn 14 nghìn tỷ đồng) đã được cấp cho công ty này. Đổi lại, chủ công ty trên sẽ chuyển 100 triệu NDT (hơn 350 tỷ đồng) vào công ty do Tôn kiểm soát với danh nghĩa "đầu tư".

    "Trong quá trình tiếp xúc với các chủ doanh nghiệp, tôi luôn muốn tìm kiếm một số lợi ích cho bản thân", Tôn Đức Thuận thú nhận.

    Theo thiết kế hệ thống của ngân hàng CITIC Trung Quốc, người điều hành chỉ có một quyền phủ quyết đối với phê duyệt tín dụng và không có quyền phê duyệt; việc phê duyệt phải được thông qua bằng một cuộc bỏ phiếu tập thể tại cuộc họp phê duyệt tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, Tôn Đức Thuận thường bỏ qua các quy định này và can thiệp trực tiếp vào việc phê duyệt tín dụng, khiến cơ chế kiểm soát nội bộ của ngân hàng mất dần vai trò khi đối mặt với quyền lực của lãnh đạo cao nhất.

    "Tôi đã vi phạm pháp luật vì lòng tham và tôi vô cùng hối hận", cựu Giám đốc điều hành ngân hàng CITIC chia sẻ.

    Tôn Đức Thuận vào tháng 4/2020 đã bị cơ quan điều tra tham nhũng của Trung Quốc bắt giữ với tội danh lợi dụng chức vụ để giúp đỡ các doanh nghiệp theo phương thức bất hợp pháp, nhận hối lộ, lập các công ty làm bình phong để trục lợi.

    Trước đó, vào tháng 2 cùng năm, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc đã đưa ra mức phạt hành chính 22 triệu NDT (hơn 78 tỷ đồng) đối với ngân hàng CITIC Trung Quốc, với 13 trong số 19 hình phạt liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.

    Hoa Vũ (Theo The Paper)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quan-lon-ngan-hang-tu-cho-minh-kinh-doanh-cao-sieu-thiet-ke-ma-tran-de-kiem-trac-truc-loi-a528004.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan