+Aa-
    Zalo

    Thạch Thất, Hà Nội : Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng

    • Minh ThuDSPL

    (ĐS&PL) - Những năm trở lại đây huyện Thạch Thất đã tập trung các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội.

    Để thực hiện các nhiệm vụ phát triển huyện trong năm 2024 và giai đoạn tiếp theo, Huyện Thạch Thất kiến nghị thành phố sớm thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch vùng huyện; sớm phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thị trấn Liên Quan và khu vực phụ cận; cho phép huyện triển khai thực hiện một số dự án đầu tư, phát triển cụm công nghiệp và trung tâm thương mại, dịch vụ và mở rộng, phát triển khu nhà ở, điểm dân cư nông thôn…

    Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cụm công nghiệp Dị Nậu

    Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cụm công nghiệp Dị Nậu

    Những năm trở lại đây huyện Thạch Thất đã tập trung các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn thiết yếu theo tiêu chí nông thôn mới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động sản xuất của người dân. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, huyện Thạch Thất tập trung vào một số hạ tầng thiết yếu như xây dựng đường giao thông, kết quả đã xây dựng mới nhiều đường liên xã, liên thôn và ngõ xóm; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đều đạt tiêu chuẩn về chiều rộng theo quy định, tỷ lệ đường ngõ xóm được bê tông hóa đạt trên 98%. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất cho 100% diện tích sản xuất nông nghiệp. Hệ thống điện cũng được quan tâm nâng cấp và cải tạo, phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân. Đồng thời Huyện Thạch Thất cũng kiến nghị Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trong các quyết định giao đất; đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư, xây dựng, nâng cấp, mở rộng dự án; quan tâm đầu tư hạ tầng, cảnh quan và công trình phụ trợ di tích quốc gia …

    Đường giao thông nông thôn, ngõ xóm tại huyện Thạch Thất được bê tông hóa

    Đường giao thông nông thôn, ngõ xóm tại huyện Thạch Thất được bê tông hóa

    Với những kết quả huyện đạt được trong năm 2023, mặc dù còn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức và nhiệm vụ trọng tâm huyện cần tập trung thực hiện trong thời gian tới; đồng thời, giải đáp một số kiến nghị cụ thể của huyện. Phân tích tổng thể những thuận lợi, khó khăn của huyện Thạch Thất, là huyện có nhiều tiềm năng với 3 dự án lớn của Trung ương trên địa bàn; có nhiều cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động. Tuy vậy, cũng đặt ra những khó khăn, nhất là trong công tác quản lý đất đai, môi trường. Cùng với đó, tập trung giải quyết những tồn tại trong công tác quản lý đất đai, nhất là đất giãn dân; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề; quan tâm củng cố hệ thống chính trị, một trong yếu tố cần và đủ là cần xây dựng chuyên đề về phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã…Nhằm nêu cao trách nhiệm cán bộ cấp cở sở, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục bằng được những hạn chế, khuyết điểm. Học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm; xây dựng trường học, trạm y tế, bê tông hóa đường làng, ngõ xóm...

    Trong năm 2023, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, chợ dân sinh nằm trên địa bàn các xã, thị trấn, hàng năm đều thực hiện kế hoạch khai thác, đầu tư cải tạo hệ thống chợ đáp ứng với nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân. “Nhìn chung, các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng cơ bản đều được kiểm soát chặt chẽ, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu, lĩnh vực được phê duyệt. Đến nay, trên địa bàn huyện Thạch Thất không có nợ xây dựng cơ bản thuộc trách nhiệm ngân sách huyện và ngân sách xã”.

    Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, môi trường, GPMB được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả. Đến nay, toàn huyện đã triển khai lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch theo quy định đảm bảo đồng bộ, được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển của huyện và Thủ Đô Hà Nội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư nâng cấp. Việc quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng vốn đầu tư đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, đúng trình tự, thủ tục quy định; phân bổ vốn đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2020 - 2025. 

    Việc chú trọng triển khai thực hiện tốt các chương trình, đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng. Đồng thời, cần huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông; tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và hoạt động xây dựng đô thị, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển huyện theo hướng đô thị xanh. Đẩy mạnh phát triển văn hóa-xã hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, tạo nền tảng tinh thần xã hội vững chắc; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững.

    Ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Thạch Thất. Tính đến thời điểm hiện tại, Huyện đã thực hiện xong công tác kiểm đếm, áp giá đền bù, phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho một số dự án. Việc đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề sẽ góp phần giải quyết một phần nhu cầu mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện, dần đưa các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, khu dân cư vào khu vực sản xuất tập trung có đầu tư hạ tầng đồng bộ. Qua đó, góp phần thúc đẩy tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của huyện Thạch Thất nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

    Bước vào năm 2024, huyện Thạch Thất quyết tâm thực hiện mục tiêu là huyện có tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân tốc độ tăng trưởng của thành phố; tiếp tục chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái, công nghệ cao để nâng cao giá trị sản phẩm; chú trọng phát triển nghề, các làng nghề có thế mạnh của địa phương; thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP để nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng các mô hình nông nghiệp an toàn. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp; có thu nhập bình quân đầu người đạt 120 triệu đồng/năm; thương hiệu và giá trị sản phẩm công nghiệp được nâng cao, huyện cơ bản trở thành huyện công nghiệp kỹ thuật cao”.

    Cùng với đó, huyện cũng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; hoàn thành và chuẩn hóa toàn bộ hệ thống các quy hoạch đô thị, nông thôn; các dự án xây dựng cơ bản. Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiệm cận các tiêu chí đô thị. Quản lý tốt tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, cải thiện chất lượng môi trường, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển huyện theo hướng đô thị xanh. Tầm nhìn đến năm 2030, huyện có thu nhập bình quân đầu người đạt 210 triệu đồng/năm; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; khớp nối đồng bộ, hiện đại, bền vững hạ tầng kỹ thuật và các hoạt động kinh tế - xã hội.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/thach-that-ha-noi-tap-trung-nguon-luc-au-tu-xay-dung-ha-tang-a409991.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.