+Aa-
    Zalo

    Thanh tra 2 nhà máy lọc dầu và 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hàng loạt doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và 2 nhà máy lọc dầu sẽ vào diện thanh tra của Thanh tra Chính phủ trong thời gian tới đây.

    Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành Quyết định 396/QĐ-TTCP thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu tại Công ty cổ phần lọc hoá dầu Bình Sơn, Công ty TNHH lọc hoá dầu Nghi Sơn và các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu.

    thanh tra 2 nha may loc dau va 15 doanh nghiep dau moi dspl
    Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành thanh tra 15 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và 2 nhà máy lọc dầu. Ảnh minh họa

    Quyết định của TTCP căn cứ vào các quy định của pháp luật về thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22/2/2022 về việc bảo đảm cung ứng xăng cho thị trường trong nước.

    Đoàn thanh tra gồm 12 thành viên, do ông Dương Quốc Huy- Vụ trưởng Vụ I (TTCP) làm trưởng đoàn. Đoàn sẽ thực hiện thanh tra trong thời kỳ từ ngày 1/1/2017 đến ngày 30/6/2022, khi cần thiết có thể thanh tra những nội dung liên quan trước hoặc sau thời kỳ thanh tra. Thời hạn thanh tra của đoàn là 60 ngày làm việc thực tế tại đơn vị.

    Bên cạnh đó, đoàn thanh tra cũng tiến hành thanh tra tại 15 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trên cả nước và 2 Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn.

    Tại miền Bắc, các doanh nghiệp đầu mối trong đợt thanh tra có một số cái tên như: Tập đoàn Xăng đầu Việt Nam, Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội; Công ty TNHH Hải Linh; Công ty TNHH MTV - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội; Công ty TNHH Petro Bình Minh, Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà…

    Tại miền Trung có 2 doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức và Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh.

    Tại khu vực miền Nam gồm 7 doanh nghiệp: Tổng công ty Dầu Việt Nam; Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil, Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP; Công ty CP Thương mại dầu khí Đồng Tháp; Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu; Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Long Hưng; Công ty CP Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa…

    Trong một diễn biến liên quan, tại cuộc họp báo ngày 12/10, thông tin về nguyên nhân khiến nguồn cung xăng dầu gặp trục trặc thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết từ cuối năm 2021 đến nay, tình hình thế giới biến động phức tạp, ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng, trong đó có mặt hàng xăng dầu.

    Bên cạnh đó, trong quý II/2022, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất; để bảo đảm nguồn cung, Bộ Công Thương đã phân giao lượng nhập khẩu tăng thêm cho các doanh nghiệp đầu mối. Tuy nhiên, ở thời điểm này, giá xăng dầu thế giới lên cao nhất từ đầu năm.

    Sang đến quý III/2022, giá xăng dầu lại giảm mạnh, với lượng nhập khẩu lớn như vậy, DN thua lỗ lớn, buộc phải cắt giảm chiết khấu để hạn chế việc lấy nhiều hàng của các đại lý bán lẻ, dẫn đến DN bán lẻ cũng thua lỗ và cắt giảm sản lượng kinh doanh.

    Ngoài ra, theo ông Trần Duy Đông- Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), một số doanh nghiệp đầu mối khu vực phía Nam bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu trong 1-1,5 tháng do vi phạm hành chính dẫn đến thiếu nguồn cung cục bộ cho các đơn vị trước đây vẫn thường xuyên lấy hàng của doanh nghiệp đầu mối này.

    Một nguyên nhân khác là tín dụng bị thắt chặt trong khi giá xăng dầu tăng, tỉ giá USD/VNĐ tăng và khó tiếp cận nguồn ngoại tệ khiến các doanh nghiệp đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng với khối lượng như các năm trước.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-tra-2-nha-may-loc-dau-va-15-doanh-nghiep-dau-moi-kinh-doanh-xang-dau-a554207.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan