+Aa-
    Zalo

    Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe?

    (ĐS&PL) - Vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt nghiêm và có thể bị giữ phương tiện. Vậy vi phạm nồng độ cồn ở mức nào sẽ bị tạm giữ phương tiện?

    Chi tiết các mức xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn

    Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể:

    * Đối với người điều khiển xe máy

    - Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Có thể bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

    Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe trong trường hợp nào?

    Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe trong trường hợp nào?

    - Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

    - Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    * Đối với người điều khiển ô tô

    - Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

    - Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

    - Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

    Trường hợp nào người vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe?

    Việc giữ phương tiện nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm của tài xế có nồng độ cồn trong cơ thể. Đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm quyết định xử lý vi phạm hành chính. 

    Do vậy để đảm bảo an toàn, khi phát hiện tài xế điều khiển phương tiện khi trong người có nồng độ cồn thì lực lượng CSGT hoàn toàn có thể tạm giữ phương tiện vi phạm.

    Người vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt để được lấy xe.

    Người vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt để được lấy xe.

    Trường hợp phải tiến hành tạm giữ xe của người vi phạm, CSGT sẽ lập biên bản tạm giữ phương tiện với 2 bản, lấy chữ ký của người vi phạm và giao cho người đó giữ 1 bản.

    Phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn sẽ bị tạm giữ bao lâu?

    Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ xe vi phạm nồng độ cồn là không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn này được tính từ thời điểm phương tiện bị tạm giữ thực tế.

    Ngoài ra, thời hạn tạm giữ xe có thể bị kéo dài hơn trong các trường hợp sau đây:

    - Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt: Thời hạn tạm giữ xe không quá 10 ngày làm việc.

    - Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan: Thời hạn tạm giữ xe không quá 1 tháng.

    - Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ: Thời hạn tạm giữ xe không quá 2 tháng.

    Người vi phạm bị áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện, nếu không đến đóng phạt trong thời hạn quy định để lấy phương tiện, thì khi hết thời hạn xử phạt, cơ quan chức năng sẽ bị tịch thu phương tiện.

    B.A

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vi-pham-nong-o-con-co-bi-giu-xe-a415713.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan