+Aa-
    Zalo

    Căng thẳng Nga - Ukraine: Thế giới phải chịu tác động mạnh mẽ thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cuộc khủng hoảng tại Ukraine không chỉ tác động tới riêng khu vực mà còn ảnh hưởng và tạo ra sự thay đổi trên toàn thế giới, từ giá lương thực ở Cairo (Ai Cập) tới giá xăng ở California (Mỹ).

    CNN nhận định, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã và đang tạo ra nhiều thay đổi trên bình diện quốc tế và sự kiện này sẽ tác động tới cả lĩnh vực địa chính trị lẫn cách thức hoạt động của nhiều tổ chức thế giới nổi bật. Dưới đây là 4 điểm đã thay đổi trên thế giới kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine.

    Trật tự thế giới

    Theo CNN, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đánh dấu một trong những thay đổi quan trọng nhất về đại chính trị thế giới kể từ cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ. 

    Được biết, sau sự kiện 11/9/2001, chủ nghĩa khủng bố và các nhóm khủng bố toàn cầu đã thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo phương Tây. Trong đó, nổi bật nhất là nhóm khủng bố Al-Qaeda và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

    Thời gian này, Nga cũng đã trở thành một trong những đối tác quan trọng của Mỹ và phương Tây trong cuộc chiến với khủng bố IS. Đồng thời, Moscow cũng là nhà cung cấp năng lượng chính của Châu Âu và đã giúp đàm phán các hiệp ước ngoại giao lớn như thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

    Tuy nhiên, chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã khiến quan hệ này xấu đi. Đáp lại động thái của Tổng thống Nga Vladimir Putin, các nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt mạnh tay chưa từng có, làm tê liệt các tổ chức tài chính của nước này, khiến nền kinh tế và đồng ruble của nước này rơi vào thế khó. Thậm chí, phương Tây còn áp lệnh trừng phạt nhằm vào cá nhân ông Putin và một số thành viên nội các của ông.

    Châu Âu đoàn kết hơn

    Hoạt động quân sự của Nga đã khiến Liên minh châu Âu (EU) đưa ra nhiều quyết định chưa từng có tiền lệ. Trong nhiều năm qua, EU vốn là một trong những nền kinh tế vững mạnh nhất thế giới nhưng khối này lại không thành công trong việc đưa lợi thế này thành sức mạnh địa chính trị tương ứng. 

    eu
    Nghị viện châu Âu bày tỏ sự ủng hộ với Ukraine giữa khủng hoảng. Ảnh: AFP

    Về mặt lịch sử, EU từng bị chia rẽ về mức độ kiểm soát cấp trung ương mà Brussels nên có đối với chính sách đối ngoại. Điều này đã cản trở tham vọng toàn cầu của khối, khi các đề xuất chính sách được đưa ra trong các cuộc đàm phán hoặc chỉ đơn giản là bị phủ quyết.

    Tuy nhiên, kể từ sự kiện tại Ukraine, tư duy của châu Âu về quốc phòng, an ninh và đối ngoại đã thay đổi trong vài ngày ngắn ngủi. 

    Cú sốc về chiến dịch quân sự tại Ukraine đã khiến 27 quốc gia thành viên EU trở nên đoàn kết hơn. Giờ đây, EU đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình cho các mục đích địa chính trị, nhắm vào Nga với các gói trừng phạt mạnh nhất mà họ từng áp đặt.

    Lần đầu tiên, EU cung cấp tài chính để mua vũ khí hỗ trợ Ukraine tự vệ. Đức, trong nhiều thập kỷ không thích cách tiếp cận quân sự hóa trong chính sách đối ngoại, hiện đang tham gia vào việc hỗ trợ vũ khí cho Ukraine và tăng cường chi tiêu quân sự để đối phó với cuộc khủng hoảng.

    Hàng triệu người di tản

    Theo số liệu của Liên hợp quốc, khoảng 1 triệu người dân Ukraine đã phải rời bỏ đất nước chỉ 1 tuần sau khi chiến sự nổ ra. Đây được xem là một trong những cuộc di cư nhanh nhất và lớn nhất trong những năm gần đây. 

    Nếu giao tranh vẫn tiếp diễn và như một nguồn tin thân cận của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron cho biết, điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra, châu Âu có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng tị nạn lớn chưa từng có.

    ukraine di tan
    Một tuần sau khi chiến sự nổ ra, khoảng 1 triệu người Ukraine đã di tản khỏi đất nước. Ảnh: AFP 

    Ông Filippo Grandi, cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn nhận xét: "Tôi đã làm việc trong các trường hợp khẩn cấp về người tị nạn trong gần 40 năm và tôi gần như chưa từng thấy một cuộc di cư nhanh chóng như lần này".

    Cũng có nhiều báo cáo về sự phân biệt chủng tộc đối với người da màu và không phải người Ukraine ở biên giới.
    Tương lai của những người tị nạn vẫn chưa rõ ràng. Và sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc, liệu những người này có muốn trở về nhà không? Và điều gì sẽ xảy ra nếu sau cuộc giao tranh khi họ không còn nhà để trở về?

    Thực phẩm và nhiên liệu

    Giá xăng ở Mỹ đã tăng mạnh nhất kể từ sau cơn bão Katrina năm 2005. Các chuyên gia lo ngại rằng giá thực phẩm có thể sẽ tiếp tăng đột biến sau khi đã tăng "mạnh" vào năm 2021. Và nhiều chuyên gia đang cảnh báo rằng các chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, có thể rơi vào hỗn loạn hơn nữa. Chứng khoán trên khắp thế giới đã giảm vào ngày 4/3, trong đó, châu Âu đã chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

    Cuộc chiến ở Ukraine đã gây ra những tổn thất về kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là về năng lượng.

    Trong nhiều năm qua, châu Âu đã nói rằng họ cần phải loại bỏ năng lượng của Nga nhưng Moscow vẫn là nhà cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên lớn nhất của khối. Châu Âu có thể tồn tại nếu Nga cắt nguồn cung, nhưng tinh hình sẽ không dễ dàng. 

    gia nang luong
    Giá thực phẩm và nhiên liệu dự kiến sẽ tăng cao do khủng hoảng. Ảnh: CNN 

    Xung đột cũng là một vấn đề có thể quyết định xem các gia đình đủ khả năng mua thực phẩm hay không. Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley cho biết chỉ riêng ở Ukraine, 3-5 triệu người sẽ cần hỗ trợ lương thực ngay lập tức.

    Bên cạnh nhiên liệu, Nga và Ukraine là một số nước sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới. Cùng với nhau, hai quốc gia này chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.

    Julien Barnes-Dacey, giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại châu Âu, cho biết: "Lo ngại xung đột giữa hai trong số các nhà cung cấp lớn trên thế giới rõ ràng sẽ có một số tác động đến giá cả, khi đã có sự thiếu hụt về nguồn cung".

    Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, mặc dù Ukraine được mệnh danh là "cái nôi" bánh mì của châu Âu nhưng mối lo ngại đặc biệt gay gắt ở Trung Đông - quốc gia mua lúa mì lớn thứ 3 của Kyiv trong năm thị trường 2020-2021. Hơn 40% lượng lúa mì xuất khẩu gần đây của nước này đã được gửi đến Trung Đông hoặc châu Phi.

    Minh Hạnh (Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cang-thang-nga-ukraine-the-gioi-phai-chiu-tac-dong-manh-me-the-nao-a530337.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan