+Aa-
    Zalo

    Hà Nội phấn đấu xây mới 135 trường học với kinh phí gần 11.000 tỷ đồng

    (ĐS&PL) - Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu xây dựng mới 135 trường học với kinh phí gần 11.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

    Sở GD&ĐT cho biết, thực hiện chủ trương của thành phố, từ nay đến năm 2025, các đơn vị, nhà trường tập trung đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để phát triển hệ thống trường, lớp học nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập đa dạng của học sinh, theo báo Sức Khỏe & Đời Sống.

    Hà Nội khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, giảm gánh nặng ngân sách. Bên cạnh đó, triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường học.

    Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, thành phố phấn đấu xây dựng mưới 135 trường học với kinh phí khoảng 10.800 tỷ đồng.

    ha noi phan dau xay moi 135 truong hoc voi kinh phi gan 11000 ty dong
    Giai đoạn từ nay đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu xây dựng mới 135 trường học với kinh phí gần 11.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa: Sức Khỏe & Đời Sống

    Được biết, hiện nay Hà Nội có quy mô giáo dục lớn nhất trong các địa phương trên cả nước với hơn 2.800 trường học, 2,2 triệu học sinh mầm non, phổ thông và gần 123.000 giáo viên.

    Trong đó, khối công lập có gần 2.300 trường với 1.855.307 học sinh và hơn 89.000 giáo viên, còn lại là các trường khối ngoài công lập với hơn 300.000 học sinh đang theo học.

    Tỷ lệ huy động học sinh học trường ngoài công lập ở các cấp học còn thấp, nhất là ở cấp trung học phổ thông khu vực ngoại thành.

    Ngoài ra, các điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các trường học còn có sự chênh lệch giữa các vùng, miền.

    Năm học 2022 – 2023, Hà Nội có 2.840 trường mầm non, phổ thông; 9 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; 1 trường trung cấp chuyên nghiệp với gần 2,2 triệu học sinh.

    Báo Lao Động dẫn thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, mạng lưới trường học đến nay đã cơ bản đáp ứng được mỗi phường, xã, thị trấn có ít nhất 1 trường mầm non công lập, 1 trường tiểu học công lập, 1 trường trung học cơ sở công lập, bảo đảm chỗ học cho con em nhân dân trên địa bàn.

    Năm học 2023 – 2024, số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đều tăng so với năm học 2022-2023. Trong đó, số học sinh vào lớp 6 tăng mạnh nhất với khoảng 38.800 em; số học sinh vào lớp 1 tăng khoảng 11.600 em.

    Tình trạng gia tăng diễn ra cục bộ ở những địa bàn đông dân cư, nơi có nhiều khu đô thị hoặc khu công nghiệp. Sự gia tăng cục bộ về số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh đang đặt ra nhiều thách thức với ngành Giáo dục Hà Nội.

    Tại một số trường ở khu vực các quận Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàng Mai, Hà Đông..., nhiều lớp học có sĩ số trên dưới 50 học sinh/lớp, thậm chí có lớp 60 học sinh/lớp. Con số này vượt quá so với quy định trường tiểu học có không quá 35 học sinh/lớp; trường trung học cơ sở có không quá 45 học sinh/lớp của ngành giáo dục.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-phan-dau-xay-moi-135-truong-hoc-voi-kinh-phi-gan-11-000-ty-dong-a570641.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hà Nội chỉ đạo gấp sau vụ học sinh trường Tiểu học Kim Giang nhập viện vì ngộ độc thực phẩm

    Hà Nội chỉ đạo gấp sau vụ học sinh trường Tiểu học Kim Giang nhập viện vì ngộ độc thực phẩm

    UBND TP.Hà Nội chỉ đạo UBND quận Thanh Xuân yêu cầu bếp ăn tập thể của Trường tiểu học Kim Giang tạm dừng hoạt động để khắc phục ngộ độc thực phẩm; kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình thực hiện và xác định nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm khiến nhiều học sinh phải nhập viện.