+Aa-
    Zalo

    Tình báo Anh phát hiện động thái bất thường của Nga ở thành phố quan trọng trên biển Baltic

    (ĐS&PL) - Nga được cho là đã di chuyển các hệ thống phòng không chiến lược khỏi Kaliningrad để thay thế những hệ thống bị mất trong cuộc xung đột với Ukraine.

    Theo thông tin trên Ukrainska Pravda, dựa trên những hoạt động đặc biệt của máy bay vận tải Nga trong tháng 11/2023, tình báo Anh cho rằng Nga có khả năng đã di chuyển các hệ thống phòng không chiến lược khỏi Kaliningrad để thay thế những hệ thống bị mất trong cuộc xung đột với Ukraine.

    Những động thái này thu hút sự chú ý khi Nga ghi nhận tổn thất gia tăng về hệ thống phòng không S-400 (AS-21 theo phân loại của NATO) tại các khu vực ở Ukraine vào cuối tháng 10/2023.

    “Là tiền đồn ở cực Tây và giáp 3 mặt với các quốc gia thành viên NATO, Kaliningrad được Nga coi là một trong những khu vực nhạy cảm về mặt chiến lược nhất. Việc Bộ Quốc phòng Nga dường như sẵn sàng chấp nhận rủi ro gia tăng ở đây đã cho thấy rõ sự căng thẳng mà cuộc xung đột gây ra đối với một số năng lực tác chiến chủ chốt và hiện đại của Nga”, Bộ Quốc phòng Anh nhận định.

    Cách đây không lâu, hình ảnh vệ tinh do Bellingcat - một cơ quan thông tin tình báo nguồn mở OSINT có trụ sở ở Hà Lan phân tích cũng cho thấy, Nga dường như đã chuyển các hệ thống phòng không S-400 Triumph của mình khỏi khu vực Kaliningrad để triển khai trong chiến dịch đặc biệt tại Ukraine.

    tinh bao anh phat hien dong thai bat thuong cua nga o thanh pho quan trong tren bien baltic
    Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: RIA NOVOSTI

    Bellingcat đã thực hiện một cuộc điều tra với tiêu đề “Các hệ thống phòng không biến mất khi các chuyến bay chở hàng rời Kaliningrad”, theo Newsweek.

    Việc này diễn ra sau khi người dùng mạng xã hội và các nhà phân tích hồi cuối tháng 10/2023 nhận thấy Nga tăng số lượng các chuyến bay chở hàng quân sự, đặc biệt là máy bay Il-76 và An-124.

    Theo báo cáo từ Beillingcat, đây là một trong những máy bay vận tải quân sự hạng nặng lớn nhất hiện đang được sử dụng. Cơ quan này cũng cho biết, họ có thể xác minh độc lập rằng các máy bay vận tải chở hàng An-124 và Il-76 rời Kaliningrad trong suốt khoảng thời gian đầu tháng 11/2023.

    Kể từ khi những máy bay này khởi hành, các nhà nghiên cứu thông qua hình ảnh vệ tinh đã phát hiện một sự thay đổi rõ rệt tại hai địa điểm phòng không, chứng tỏ ít nhất một số hệ thống tên lửa S-400 của Nga đã được di dời.

    Tuy nhiên, Bellingcat vẫn chưa nắm được chính xác địa điểm triển khai mới của các hệ thống này. Theo suy đoán của một số nhà quan sát, Moscow có khả năng đang vận chuyển hệ thống phòng không S-400 đến Rostov-on-Don, một thành phố gần biên giới phía Đông Nam của Ukraine.

    Cuộc điều tra của Bellingcat bắt đầu sau khi Bộ Quốc phòng Anh hôm 9/11 cho hay, phân tích mới chỉ ra để có thể duy trì khả năng kiểm soát bầu trời Ukraine, Nga có thể cần phải phân bổ lại các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa, vốn thường được sử dụng vào việc bảo vệ các khu vực ở xa của Moscow.

    XEM THÊM: Căng thẳng Nga - Ukraine ngày 27/11: Moscow bắt đầu chiếm ưu thế trên mặt trận tác chiến điện tử?

    Ukrainska Pravda đưa tin, đánh giá tình báo của Anh cũng cho rằng, những thách thức về vấn đề hậu cần của Hạm đội Biển Đen của Nga ở thành phố cảng Novorossiysk ảnh hưởng đến khả năng phóng tên lửa hành trình về phía Ukraine.

    Trước đó, Cơ quan tình báo Quốc phòng Anh tiết lộ, Moscow đã tích trữ kho tên lửa hành trình đáng kể trước mùa Đông, đồng thời đang định hình chiến trường trước một chiến dịch mùa Đông nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

    Đinh Kim (Theo Ukrainska Pravda, Newsweek)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-bao-anh-phat-hien-dong-thai-bat-thuong-cua-nga-o-thanh-pho-quan-trong-tren-bien-baltic-a601196.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan