+Aa-
    Zalo

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh: "Con người được sống với đam mê sẽ phát triển tối đa năng lực, đóng góp cho xã hội"

    (ĐS&PL) - TS Nguyễn Thị Kiều Oanh luôn quan niệm, nếu con người được sống với đam mê của bản thân thì sẽ phát triển tối đa năng lực và đóng góp của mình cho xã hội.

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh (SN 1986), quê tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, hiện đang là Phó Trưởng khoa Khoa học sự sống tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh từng hướng dẫn 1 Nguyễn Thị Kiều Oanh (NCS) bảo vệ thành công luận án TS, 6 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn ThS, cùng hàng chục cử nhân. Bên cạnh đó, TS Nguyễn Thị Kiều Oanh còn hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp cơ sở (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội), 1 đề tài NCKH cấp NAFOSTED cùng một số đề tài được cấp kinh phí bởi các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

    Đặc biệt, TS Nguyễn Thị Kiều Oanh từng công bố 32 bài báo khoa học, trong đó có 18 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín và đã xuất bản 1 chương sách chuyên khảo phục vụ đào tạo sản xuất bản Quốc tế có uy tín. Trong công tác quản lý, TS Nguyễn Thị Kiều Oanh cũng chịu trách nhiệm chủ trì mở chương trình Dược học trình độ đại học, được Bộ GD&ĐT phê duyệt năm 2023.

    Được biết, TS Nguyễn Thị Kiều Oanh nằm trong danh sách 532 người đạt chuẩn chức danh PGS vừa được Hội đồng GS Nhà nước công bố ngày 6/11. Mới đây, PV Tạp chí Đời sống & Pháp luật đã có cơ hội trò chuyện cùng TS Nguyễn Thị Kiều Oanh.

    PV:Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu của mình, chị đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học, vậy đề tài nào khiến chị tâm đắc nhất và mang lại thành công cho chị?

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh: Trong suốt sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu của tôi, để nói đề tài nào tâm đắc nhất thì cũng rất khó, bởi mỗi đề tài đều có những ý nghĩa nhất định. Tôi vẫn nhớ nhất đề tài NCS của tôi ở Pháp, đó là một đề tài có cách tiếp cận rất hiện đại. Khi bắt tay vào làm thì cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với những máy móc phức tạp, biết thêm được nhiều kiến thức và kỹ năng mới trong lĩnh vực nghiên cứu các hợp chất trong cây thuốc.

    Khi về Việt Nam, tôi bắt tay vào thực hiện những đề tài sau tiến sĩ, hợp tác với một số phòng thí nghiệm nổi tiếng trên thế giới ở Anh, Nhật Bản và Pháp. Chính những đề tài này đã giúp tôi hiểu rõ cách thức triển khai kiến thức đã được học vào các vấn đề tồn tại của đất nước, cũng như làm quen hệ thống vận hành và nghiên cứu ở Việt Nam. Mặt khác, những đề tài này còn tạo cho tôi thêm nhiều tư liệu trong quá trình giảng dạy.

    Còn những đề tài độc lập sau đó cũng giúp tôi định hình hướng nghiên cứu của bản thân, tạo dấu ấn cá nhân và có những ý tưởng nghiên cứu phục vụ và đóng góp cho ngành Dược nói riêng và các ngành khác thuộc lĩnh vực Khoa học sự sống nói chung. Trong các đề tài này, tôi luôn lấy cách tiếp cận cốt lõi từ luận án tiến sĩ kết hợp với sự tìm tòi sáng tạo của bản thân để có thể giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu phát triển thuốc mới từ dược liệu.

    ts nguyen thi kieu oanh con nguoi duoc song voi dam me se phat trien toi da nang luc dong gop cho xa hoi5
    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh hiện đang là Phó Trưởng khoa Khoa học sự sống tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

    PV:TS Nguyễn Thị Kiều Oanh có thể chia sẻ những khó khăn vất vả đằng sau những công trình nghiên cứu? Việc thực hiện các công trình nghiên cứu đó có ảnh hưởng đến cuộc sống của chị không?

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh: Thật sự mà nói, đôi lúc tôi cảm thấy khá vất vả, vì bản chất khoa học là nghề đòi hỏi sự tìm tòi nghiên cứu bằng tài liệu và thực nghiệm. Nhà khoa học phải có sức khỏe tốt vì việc triển khai nghiên cứu đòi hỏi sự bền bì, kiên trì không nản lỏng trước cái khó và duy trì sự nhanh nhạy trong thời gian dài.

    Đặc biệt, tôi cũng khá vất vả trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, khi trường còn chưa có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu. Ngoài ra, với các công việc khác như giảng dạy, quản lý, tôi cũng luôn muốn phải hoàn thành chỉn chu nhất có thể, do đó cần sự tập trung và sắp xếp công việc hợp lý khoa học.

    Những công trình đó không thể nói là không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của tôi, nhưng cũng không ảnh hưởng quá tiêu cực do tôi có gia đình đằng sau luôn hỗ trợ, chia sẻ và cảm thông với nghề nghiệp tôi đã chọn.

    Bản thân tôi cũng là người tham lam, yêu khoa học, yêu giảng dạy nhưng cũng yêu những thứ thuộc về cuộc sống cá nhân, yêu gia đình và yêu thiên nhiên. Lĩnh vực nghiên cứu của tôi là về cây cỏ, do vậy đôi lúc tôi tìm sự cân bằng trong sự nghiệp và gia đình bằng cách rủ chồng con đi thực địa cùng mình.

    Có khá nhiều chuyến đi lấy mẫu của tôi ở vùng cao, vùng xa có chồng và con đồng hành. Tôi cùng muốn truyền tải lại sự yêu nghề và đam mê của mình cho các con, mong muốn các con hiểu về công việc của mẹ. Vì tôi luôn nghĩ rằng, con người được sống với đam mê của bản thân thì sẽ phát triển tối đa năng lực và đóng góp của mình cho xã hội.

    PV: Điều gì đã khiến chị có tình yêu với cây cối mãnh liệt đến vậy?

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh: Tôi tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội, và đề tài khoá luận của tôi là nghiên cứu về các hợp chất trong cây thuốc. Phải nói rằng tôi rất có duyên với cây cỏ bởi mới chỉ năm thứ 3 đại học, tôi đã có cơ hội được theo cô giáo làm nghiên cứu khoa học ở Bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược Hà Nội. Và từ đấy, niềm yêu thích cây cỏ theo tôi đến hiện tại, từ đề tài tốt nghiệp đại học cho đến các đề tài sau này.

    ts nguyen thi kieu oanh con nguoi duoc song voi dam me se phat trien toi da nang luc dong gop cho xa hoi2
    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh nằm trong danh sách 532 người đạt chuẩn chức danh PGS vừa được Hội đồng GS Nhà nước công bố ngày 6/11.

    PV:Trong quá trình nghiên cứu và đào tạo, chị đã hướng dẫn cho rất nhiều tiến sĩ và thạc sĩ, vậy triết lý đào tạo của chị là gì ?

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh: Triết lý đào tạo của tôi là truyền cảm hứng và để cho NCS hay học viên sự tự do nhất định trong việc xây dựng ý tưởng. Tôi sẽ cung cấp công cụ để thực hiện các ý tưởng đó và phân tích giúp học viên xem các ý tưởng đó có khả thi hay không, để biến ý tưởng thành hoạt động nghiên cứu thì học viên cần trang bị thêm kiến thức kĩ năng gì. NCKH đi từ sự tò mò khám phá, nên tôi muốn khơi dậy tư duy khoa học trước khi vào phòng thí nghiệm để triển khai thực nghiệm.

    Tôi cảm thấy may mắn khi trước đây được làm việc với các thầy cô rất giỏi, đam mê và tận tụy với nghề và vẫn luôn giữ được mối quan hệ gần gũi với các thầy cô dù ở xa. Do vậy, trong quá trình đào tạo, tôi cũng muốn tạo ra không khí thoải mái với học viên và NCS như vậy. Đến giờ này, các học trò đã ra trường lâu năm, dù đã đi học ở nhiều nơi trên thế giới hay ở Việt Nam đều giữ tình cảm thân thiết với tôi và với nhau, tạo thành mạng lưới để giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống và chia sẻ cơ hội nghề nghiệp.

    PV:Trong thời gian tới, chị định hướng phát triển nghiên cứu của mình như thế nào để thu hút thêm các hậu tiến sĩ, thạc sĩ trong tương lai ?

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh: Nghiên cứu của tôi mang tính mới và cần các máy móc phân tích khá hiện đại. Rất may là trong những năm gần đây, trường tôi được đầu tư rất đồng bộ về thiết bị nghiên cứu. Tôi rất may mắn được làm việc trong các phòng thí nghiệm như vậy.

    Bản thân tôi định hướng phát triển các nghiên cứu của mình để phục vụ tốt hơn nữa cho nền công nghiệp dược liệu, tìm tòi sáng tạo hơn nữa để vận dụng những kiến thức kĩ năng mình đã học để làm tăng giá trị của cây thuốc, bài thuốc dân gian của Việt Nam nói riêng cũng như ngành Dược Việt Nam nói chung.

    Tôi cũng luôn nghĩ về việc cần hợp tác hơn nữa với các phòng thí nghiệm trên thế giới để chia sẻ nguồn lực và đưa nghiên cứu của mình tiệm cận với thế giới. Tính mới, máy móc hiện đại và hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề thực tế của đất nước sẽ là những điểm thu hút thêm các NCS và học viên tìm đến với nhóm nghiên cứu của tôi.

    PV: Sau một quãng thời gian tiếp xúc với nền khoa học ở nước ngoài, vậy khi về Việt Nam, chị đưa nhiều điều mới mẻ vào bài giảng của mình như thế nào?

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh: Theo tôi, khi dạy các bạn ở trình độ cử nhân, tôi vẫn phải dạy từ những thứ cơ bản. Phải thật chắc nền tảng thì mới có thể tiếp thu những thứ nâng cao, cũng giống như xây nhà thì phải có móng vững chắc. Vì vậy không phải một sớm một chiều mình có thể đưa hết toàn bộ những kiến thức mới lạ vào được.

    Bên cạnh đó, tôi sẽ lồng ghép những nội dung cập nhật và xu hướng nghiên cứu trên thế giới, đảm bảo việc các bạn sinh viên sẽ được mở rộng kiến thức cũng như thêm hiểu biết cho ngành học. Ngoài ra, trường tôi cũng dạy toàn bộ các môn khoa học công nghệ bằng tiếng Anh nên việc tiếp cận xu hướng khoa học hiện đại cũng khá thuận lợi. Chính vì vậy, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể mở rộng kiến thức một cách trực tiếp nếu như khơi dậy được cho các em sự tò mò khám phá và niềm yêu thích tìm hiểu các vấn đề khoa học công nghệ thực tiễn.

    ts nguyen thi kieu oanh con nguoi duoc song voi dam me se phat trien toi da nang luc dong gop cho xa hoi
    Hình ảnh đời thưởng của TS Nguyễn Thị Kiều Oanh.

    PV: Trong suốt quá trình giảng dạy, kỉ niệm nào khiến chị nhớ nhất?

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh: Kỉ niệm thì rất nhiều nhưng tôi nhớ nhất là giảng dạy trong đại dịch COVID 19. Lúc đó con thứ hai của tôi mới chưa đầy 1 tuổi và tôi phải dạy trực tuyến. Tiếng khóc của con xuất hiện trong từng bài giảng của tôi, thường là vào cuối buổi đến mức sinh viên nhớ và tiếng khóc ấy cũng xuất hiện luôn trong các câu chuyện của sinh viên với nhau. Đến bây giờ cựu sinh viên vẫn nhắc về câu chuyện ấy và chúng tôi cười về một thời kì khó khăn đã qua.

    PV: Nhân ngày 20/11 sắp tới, chị có lời nào muốn gửi gắm với các thầy cô đồng nghiệp?

    TS Nguyễn Thị Kiều Oanh: Tôi chúc các thầy cô luôn giữ lửa nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người. Đối với các thầy cô ở bậc đại học, tôi chúc thầy cô luôn giữ được đam mê với nghiên cứu khoa học bởi giảng dạy với nghiên cứu hỗ trợ nhau rất tốt. Tôi ngẫm thấy từ trải nghiệm cá nhân, việc chuẩn bị bài giảng cho tôi rất nhiều ý tưởng mới trong nghiên cứu còn nghiên cứu mang lại trải nghiệm để chia sẻ và làm ví dụ trong các bài giảng.

    Xin cảm ơn TS Nguyễn Thị Kiều Oanh!

    Phương Linh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ts-nguyen-thi-kieu-oanh-con-nguoi-duoc-song-voi-dam-me-se-phat-trien-toi-da-nang-luc-dong-gop-cho-xa-hoi-a600373.html
    BSports xuất hiện đầy ấn tượng tại Quảng trường thời đại

    BSports xuất hiện đầy ấn tượng tại Quảng trường thời đại

    Quảng trường thời đại (Times Square) được mệnh danh là “Ngã tư của thể giới”, có lịch sử lâu đời hơn 110 năm, nằm tại ngã giao giữa đại lộ Broadway và đại lộ số 7, là nơi giao thoa của sự giàu có và văn hóa hiện đại, thu hút hàng trăm nghìn lượt người đi qua mỗi ngày. Tòa nhà Nasdaq là một trong những biểu tượng của Quảng trường danh tiếng với màn hình LED nổi bật bao quanh 7 tầng và cao gần 1.000 m2, mang đến cho người xem những thước phim hoành tráng và ấn tượng nhất. Diện tích quảng trường chỉ chiếm 0.1 % diện tích của thành phố New York nhưng lại tạo ra đến 11% sản lượng về kinh tế, và là giao lộ vàng đắt nhất New York.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    BSports xuất hiện đầy ấn tượng tại Quảng trường thời đại

    BSports xuất hiện đầy ấn tượng tại Quảng trường thời đại

    Quảng trường thời đại (Times Square) được mệnh danh là “Ngã tư của thể giới”, có lịch sử lâu đời hơn 110 năm, nằm tại ngã giao giữa đại lộ Broadway và đại lộ số 7, là nơi giao thoa của sự giàu có và văn hóa hiện đại, thu hút hàng trăm nghìn lượt người đi qua mỗi ngày. Tòa nhà Nasdaq là một trong những biểu tượng của Quảng trường danh tiếng với màn hình LED nổi bật bao quanh 7 tầng và cao gần 1.000 m2, mang đến cho người xem những thước phim hoành tráng và ấn tượng nhất. Diện tích quảng trường chỉ chiếm 0.1 % diện tích của thành phố New York nhưng lại tạo ra đến 11% sản lượng về kinh tế, và là giao lộ vàng đắt nhất New York.